Cơn nhồi máu cơ tim suýt giết chết cụ bà

Bà Thẩy 98 tuổi ở Bình Phước, đang ngồi chơi với con cháu thì lên cơn đau ngực, khó thở.

Phó giáo sư Nguyễn Văn Tân, Trưởng Khoa Tim mạch Can thiệp Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết bệnh nhân vào cấp cứu ngày 30/3 với biểu hiện choáng tim, nhồi máu cơ tim, huyết áp tụt. Hình ảnh điện tâm đồ cùng các triệu chứng cho thấy nếu không can thiệp mạch vành, bệnh nhân khó giữ được tính mạng.

Sau khi "đặt lên bàn cân" giữa hai phương án nên hay không nên can thiệp ở bệnh nhân rất cao tuổi, các bác sĩ quyết định thực hiện thủ thuật. Kết quả ghi nhận động mạch vành bị tổn thương vôi hóa rất nặng, gần như tắc hoàn toàn dòng chảy mạch máu chính.

"Đường đi vào vị trí tổn thương bị gập góc nặng, phức tạp, gây nhiều khó khăn cho ê kíp can thiệp khi đưa dụng cụ vào bên trong", bác sĩ Tân chia sẻ. Sau khoảng 30 phút cố gắng thao tác, các bác sĩ cứu được nhánh mạch vành bị tắc, đặt thành công stent tái thông dòng chảy mạch máu.

Ngay sau can thiệp, cụ bà cải thiện sức khỏe rõ rệt, giảm đau ngực, huyết áp dần ổn định. Ngày 5/4, bệnh nhân khỏe mạnh xuất viện. "Tôi đi lại dễ dàng, ăn uống ngon miệng, không còn đau ngực", cụ bà nói.

Con gái bà Thẩy cho biết cả gia đình đã chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất, "không nghĩ các bác sĩ có thể cứu sống được mẹ như vậy nên cả nhà rất mang ơn".

null

Cụ bà khỏe mạnh chuẩn bị xuất viện. Ảnh: Lê Phương.

Theo bác sĩ Tân, nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu tim mạch với những biến chứng nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời có thể tử vong nhanh chóng. Bệnh xảy ra do động mạch nuôi dưỡng tim bị tắc ở một nhánh nào đó, khiến vùng cơ tim diễn tiến hoại tử, dễ dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, sốc tim, ngừng tim, đột tử do tim.

Theo bác sĩ Tân, biểu hiện thường gặp là đau tức ngực, khó thở, tim loạn nhịp... Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Can thiệp động mạch vành trong những giờ đầu tiên được xem là biện pháp điều trị hàng đầu.

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là do sự hình thành cục máu đông bên trong lòng mạch máu làm tắc mạch vành này. Một số các yếu tố nguy cơ làm tăng sự xuất hiện của mảng xơ vữa là hút thuốc lá, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, ít vận động, tiền căn gia đình có người mắc các bệnh tim mạch sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi).

Đối với người trẻ, nhồi máu cơ tim ở nam cao gấp 3 lần nữ giới. Sau tuổi mãn kinh, do không còn sự bảo vệ từ hormone sinh dục nữ, tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ cân bằng trở lại.

Bác sĩ khuyến cáo người có nhiều yếu tố nguy cơ nên đi tầm soát bệnh lý mạch vành thường xuyên. Với người lớn tuổi, các triệu chứng bệnh đôi khi không rõ ràng. Ở người trẻ, trên 90% bệnh nhân nhồi máu cơ tim có biểu hiện đau tức ngực trái kéo dài trên 30 phút.

Lê Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Thời sự xã hội - 18/10/2024

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Thời sự xã hội - 17/10/2024

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới