Đà Nẵng tập trung thu hút nguồn nhân lực lĩnh vực giáo dục, y tế
UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND về Triển khai Đề án Đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ và thu hút, trọng dụng người có tài năng để phát triển nhân lực khu vực công đến năm 2030.
Cụ thể, Đà Nẵng đặt ra mục tiêu đến hết năm 2023, cơ bản hoàn thành việc thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ và thu hút, trọng dụng người có tài năng thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch để làm cơ sở triển khai thực hiện. Tập trung tổ chức kịp thời các khóa bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý các cấp, bảo đảm từ năm 2022, 100% cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh theo quy định. Đà Nẵng phấn đấu đến hết năm 2030, toàn thành phố có tỷ lệ tối thiểu từ 2%-5% trở lên người có tài năng trong cơ cấu lãnh đạo, quản lý; 15% trở lên trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ.
Đà Nẵng cũng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng khung năng lực theo quy định; bảo đảm đến năm 2030 có từ 25-35% cán bộ lãnh đạo, quản lý thành phố đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Thành phố tập trung thu hút, tuyển chọn, phát triển chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng vào làm việc trong khu vực công, trong đó trọng tâm là 2 lĩnh vực: giáo dục và y tế; 5 lĩnh vực mũi nhọn theo Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Định kỳ đánh giá để phát hiện người có tài năng, từ đó có chế độ đãi ngộ, trọng dụng đội ngũ bên trong; gắn với thu hút nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài. Phấn đấu đến hết năm 2030, toàn thành phố có tỷ lệ tối thiểu từ 2%-5% trở lên người có tài năng trong cơ cấu lãnh đạo, quản lý; 15% trở lên trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ.
Với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra gồm:
Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ và thu hút, trọng dụng người có tài năng; Ban hành các chương trình, kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý; Tập trung thu hút, tuyển chọn, phát triển chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng vào làm việc trong khu vực công;
Rà soát, tuyển chọn người có tài năng theo các nhóm hoạt động lãnh đạo, quản lý và hoạt động tham mưu hoạch định chính sách cho phù hợp với tính chất công việc của từng ngành, lĩnh vực; nghiên cứu đề xuất các chính sách trọng dụng cán bộ, công chức, viên chức có tài năng đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.
Theo Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng, năm 1998, thành phố Đà Nẵng ban hành chính sách thu hút nhân tài. Đến nay, địa phương vừa thực hiện chính sách thu hút nhân tài vừa ban hành các đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Sau 16 năm thực hiện (1998-2014), Đà Nẵng đã tiếp nhận và bố trí công tác cho 1.269 người tốt nghiệp đại học công lập, chính quy trở lên; có 495 nam (chiếm 39%); nữ 774 (chiếm 61%); trong đó có tiến sĩ: 25 người (chiếm 1,97%); thạc sĩ 283 người (chiếm 22,3 %), đại học: 961 người (chiếm 75,73 %), 102 người tốt nghiệp ở nước ngoài.
Từ năm 2019, Đà Nẵng tuyển dụng dựa trên cơ sở nhu cầu thu hút và chỉ tiêu biên chế công chức của từng đơn vị trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm cần thu hút. Nhiều cán bộ thu hút đã trưởng thành sau thời gian công tác tại Đà Nẵng, đã có 451 người trở thành đảng viên (chiếm 35,5%), 145 người (11,4%) được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, trong đó có 21 người giữ chức vụ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.
Từ các chính sách, đề án này đã bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho khu vực công của thành phố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực chất lượng cao để phát triển một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn…
Từ năm 2004 đến nay, thành phố đã cử 613 người tham gia Chính sách phát triển nhân lực (251 nam, 362 nữ). Trong đó, có 155 học viên đào tạo bác sĩ, bác sĩ nội trú (119 bác sĩ, 36 bác sĩ nội trú); 338 học viên bậc đại học (121 học viên học trong nước, 217 học viên học tại nước ngoài); 120 học viên bậc sau đại học (98 thạc sĩ, 22 tiến sĩ). Phân loại theo ngành nghề: Sư phạm 6,03%; Luật 3,58%; Xây dựng-Quản lý đô thị 7,66%; Du lịch 4,24%; Kinh tế 14,19%; Quản lý hành chính 14,23%; Kỹ thuật-Công nghệ 18,92%; Y tế 31,15%.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Ấm áp gian hàng 0 đồng trong bệnh viện ngày cận Tết
Thời sự xã hội - 21/01/2025
Ấm áp gian hàng 0 đồng trong bệnh viện ngày cận Tết
Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin
Thời sự xã hội - 02/12/2024
Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin
Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn
Thời sự xã hội - 02/12/2024
Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Thời sự xã hội - 30/10/2024
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Thời sự xã hội - 28/10/2024
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao