Số ca F0 tăng trở lại, TP Hồ Chí Minh quản lý F0 mới thế nào?

Trước F0 tiếp tục gia tăng trở lại, nhằm chủ động, hiệu quả quản lý F0 tại nhà và cộng đồng, TP Hồ Chí Minh có quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trong công tác chăm sóc và quản lý.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Câu hỏi: Số ca F0 tăng trở lại, TP Hồ Chí Minh đã có phương án quản lý F0 mới thế nào?

Trả lời:

Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có tổng cộng 467.407 trường hợp nhiễm Covid-19 được Bộ Y tế công bố.

Trước tình hình số ca F0 tăng cao từng ngày, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định quy định rõ và tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị y tế trong công tác chăm sóc và quản lý F0 tại địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức đã ký Quyết định số 4028/QĐ-UBND ngày 25/1/2021 về Quy chế phối hợp quản lý, tổ chức chăm sóc F0 tại nhà và cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 trên địa bàn quận, huyện và thành phố Thủ Đức.

Theo đó, các trạm y tế phường, xã phải sẵn sàng tiếp nhận, cập nhật danh sách F0 trên địa bàn; phối hợp lập hồ sơ điều trị tại nhà cho các F0 được chăm sóc tại nhà do trạm y tế xã, phường và các trạm y tế lưu động đảm trách; chịu trách nhiệm phân bổ số lượng F0 đến các trạm y tế lưu động, thường xuyên liên lạc với tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng để hỗ trợ và đảm bảo hoạt động chăm sóc F0 theo đúng quy định.

Các trạm y tế chịu trách nhiệm rà soát, cập nhật danh sách, số điện thoại liên lạc của các hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...) để có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc phù hợp (tiêm vét vắc xin tại nhà đối với người không thể đến điểm tiêm, cách ly tập trung F0 thuộc các hộ gia đình này...); công bố số điện thoại của trạm y tế xã, phường và số điện thoại của các trạm y tế lưu động trên cùng địa bàn để người dân biết và gọi khi cần hỗ trợ.

Trạm y tế lưu động phải có 1 bác sĩ, 1-2 điều dưỡng do Sở Y tế điều động và ít nhất 3 nhân sự (không phải y tế) do địa phương điều động. Mỗi trạm y tế lưu động quản lý 50-100 hộ có F0.

Trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0 từ trạm y tế xã, trạm y tế lưu động phải tiếp cận hộ gia đình có F0 để đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe F0 mỗi ngày, cập nhật diễn tiến vào phần mềm quản lý.

Khi F0 có các dấu hiệu chuyển nặng, cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 chịu trách nhiệm hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho người bệnh; đồng thời liên hệ tổ phản ứng nhanh cấp xã, cấp huyện để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất…

Trong quyết định này, UBND thành phố Hồ Chí Minh cũng quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Sở Y tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; UBND cấp xã, huyện; trung tâm y tế cấp huyện; Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các bệnh viện... trong chăm sóc và quản lý F0 tại nhà.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Thời sự xã hội - 02/12/2024

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Thời sự xã hội - 02/12/2024

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới