Việt Nam hưởng quyền được bồi thường rủi ro do vaccine Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới thành lập quỹ bồi thường cho người chịu tác dụng phụ nghiêm trọng sau tiêm vaccine Covid-19. Việt Nam nằm trong 92 nước thụ hưởng.

Quỹ này được lập thông qua sáng kiến tiêm chủng công bằng Covax, kéo dài đến ngày 30/6/2022. Đây là cơ chế bồi thường thương tật do vaccine đầu tiên và duy nhất hoạt động trên quy mô quốc tế. Chương trình cung cấp cho các cá nhân đủ điều kiện ở nhiều quốc gia và nền kinh tế khác nhau quy trình giải quyết khiếu nại nhanh chóng, công bằng, minh bạch.

Tất cả vaccine được mua bán, phân phối thông qua Covax đều đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, giống với những loại dược phẩm khác, chúng để lại tác dụng phụ nghiêm trọng trong trường hợp hiếm hoi. Covax cam kết thiết lập cơ chế "bồi thường không dựa trên yếu tố lỗi" tùy theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, GDP bình quân mỗi quốc gia, thuế vaccine, sức đóng góp của nhà sản xuất và các nước.

Cơ chế "bồi thường không dựa trên yếu tố lỗi" (no-fault compensation) đối với tác dụng phụ của vaccine được khởi xướng lần đầu vào năm 1960. Theo đó, người khiếu nại không cần đệ đơn ra tòa án. Triệu chứng được một nhóm chuyên gia độc lập đánh giá. Các bên liên quan không bị yêu cầu chứng minh sơ suất hoặc sai lầm của mình trong quá trình bồi thường. Cơ chế nhằm giảm thiểu các hành động pháp lý.

Người dùng vaccine có thể khiếu nại thông qua www.covaxclaims.com kể từ ngày 31/3. Cổng thông tin điện tử này cũng cung cấp thông tin thiết yếu như giao thức của chương trình, các câu hỏi thường gặp và cách gửi đơn khiếu nại.

Nhân viên y tế tại Edinburgh chuẩn bị một mũi vaccine Covid-19, tháng 2. Ảnh: AFP
Nhân viên y tế tại Edinburgh chuẩn bị một mũi vaccine Covid-19, tháng 2. Ảnh: AFP

Theo đại diện Liên minh Vaccine Gavi: "Quỹ bồi thường không dựa trên yếu tố lỗi thúc đẩy mục tiêu phân phối vaccine công bằng toàn cầu của Covax". Quỹ được cho là cung cấp cơ chế mạnh mẽ, minh bạch và độc lập giải quyết các phản ứng nghiêm trọng, giúp triển khai tiêm phòng nhanh chóng hơn và cực kỳ thuận lợi đối với các nước thu nhập trung bình, thấp đang mua bán vaccine thông qua Covax.

Chương trình tiêm chủng Covid-19 năm 2021 là đợt triển khai vaccine toàn cầu nhanh và lớn nhất lịch sử. Covax đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 cung cấp ít nhất 2 tỷ liều vaccine an toàn, hiệu quả, đảm bảo chất lượng cho tất cả các nước thành viên.

Dự kiến cuối tháng 2, gần 4,9 triệu liều vaccine viện trợ thông qua Covax sẽ về Việt Nam. Ngày 23/2, Bộ Y tế sắp xếp 11 nhóm người được tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên theo mức độ ưu tiên tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vaccine hạn chế, trong đó có nhân viên y tế, nhân viên tham gia phòng chống dịch, nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh...

Thục Linh (Theo WHO, Reuters)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Thời sự xã hội - 23/03/2024

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Thời sự xã hội - 13/03/2024

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Thời sự xã hội - 13/03/2024

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Thời sự xã hội - 10/03/2024

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Thời sự xã hội - 07/03/2024

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới