WHO cảnh báo về biến thể Ấn Độ đang tồn tại ở Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo về chủng virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ đang lây lan trên toàn cầu.

Tiến sĩ Soumya Swaminathan, nhà khoa học đang làm việc cho WHO, cho biết: "Chủng B.1.617 đáng lo ngại vì có một số đột biến làm tăng khả năng lây bệnh".

“Những đột biến đó cũng có thể làm cho biến thể chống lại các kháng thể được tạo ra do tiêm chủng hoặc do một người từng mắc bệnh", bà Swaminathan nói thêm.

Nhưng ngay cả khi các loại vắc xin hiện tại không chống lại B.1.617 hiệu quả như với chủng gốc thì việc tiêm ngừa cũng sẽ giúp các ca bệnh không trở nặng. Bởi vậy, theo các nhà khoa học, đây là một trong những lý do chính khiến Ấn Độ cần nhanh chóng bổ sung lượng vắc xin nhiều hơn.

null

Tiến sĩ Soumya Swaminathan. Ảnh: The Wire

Chủng B.1.617 lây lan nhanh chóng

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đánh giá B.1.617 là biến thể “đáng quan tâm” nhưng chưa tới mức “gây lo ngại” như chủng B.1.1.7 (Anh), B.1.351 (Nam Phi) và P.1 (Brazil).

Tuy nhiên, CDC gần đây khuyến nghị hạn chế người từ Ấn Độ vào Mỹ. Chính phủ Mỹ đã cấm hầu hết các chuyến bay từ Ấn Độ từ ngày 4/5.

Bà Swaminathan nhận định: “Đó là một biến thể lây lan cực kỳ nhanh chóng”.

Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho B.1.617 gây ra đợt bùng phát dịch hiện tại ở Ấn Độ. Có những yếu tố khác đóng vai trò chính trong làn sóng Covid-19 và số tử vong tăng mạnh, bao gồm việc tụ tập quá đông người.

"Các dấu hiệu ban đầu đã bị bỏ qua cho đến khi dịch đạt đến điểm tăng theo chiều thẳng đứng. Vào thời điểm đó, rất khó để ngăn chặn khi dịch đã liên quan đến hàng chục nghìn người và số ca bệnh nhân lên với tốc độ chóng mặt”, bà Swaminathan chia sẻ.

Vắc xin vẫn có thể giảm tác hại của biến thể  

Mặc dù biến thể B.1.617 dễ lây nhiễm hơn so với các chủng SARS-CoV-2 khác, nhưng việc tiêm vắc xin diện rộng vẫn sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể có thể được kiểm soát tốt bằng các loại vắc xin mà chúng ta đang có, ngay cả khi biện pháp bảo vệ đó không hoàn hảo.

Bà Swaminathan cho biết: “Các loại vắc xin đã  được phê duyệt sẽ giúp phần lớn người dân không bị trở nặng. Bạn vẫn có thể mắc bệnh, nhưng bạn sẽ không phải vào phòng hồi sức cấp cứu".

Tuy nhiên, những nhà virus học hàng đầu lo lắng rằng nếu thế giới không tiêm phòng đủ nhanh, các đột biến mới dễ phát sinh, gây khó khăn cho vắc xin. 

Khi lan rộng, vius càng ngày càng có nhiều cơ hội né tránh hệ miễn dịch của con người. Các biến thể tích tụ nhiều đột biến có khả năng kháng với các loại vắc xin hiện có. Đó sẽ là một vấn đề cho toàn thế giới.

Ấn Độ mới chỉ tiêm phòng đầy đủ cho 2,6% dân số, trong khi Mỹ đã chủng ngừa cho khoảng một phần ba dân số của mình.

An Yên (Theo Business Insider)

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Thời sự xã hội - 23/03/2024

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Thời sự xã hội - 13/03/2024

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Thời sự xã hội - 13/03/2024

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Thời sự xã hội - 10/03/2024

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Thời sự xã hội - 07/03/2024

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới