'Cháy' thuốc trị sốt rét "phòng Covid-19", giá tăng phi mã: Cảnh báo cực nguy hiểm

Từ những thông tin chưa đủ kiểm chứng, một số người dân đã tìm mua thuốc trị sốt rét để "dự phòng nhiễm Covid–19" khiến thứ thuốc này đột nhiên cháy hàng, tăng giá phi mã.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sáng 23/3, các loại thuốc trị sốt rét đều trở nên cháy hàng. Tại nhà thuốc H.Đ – Vũ Trọng Phụng, Hà Nội nhân viên nhà thuốc cho biết từ ngày hôm qua thuốc này đã không còn hàng và chưa biết khi nào có hàng trở lại.

Nhiều nhà thuốc đều cho rằng không còn thuốc trị sốt rét vì người dân mua quá nhiều. Cách đây 4 ngày, chị Nguyễn Thị Hạnh – Hà Đông cho biết chị mua một hộp thuốc trị sốt rét chỉ có giá 30 nghìn đồng/vỉ nhưng đến hôm qua nó đã tăng lên 80 nghìn đồng và sau hồi nấn ná chưa mua thì đến tối đã tăng tiếp thêm lần nữa.

'Cháy' thuốc trị sốt rét 'phòng Covid-19', giá tăng phi mã: Cảnh báo cực nguy hiểm

Người dân tìm mua thuốc trị sốt rét về tích trữ phòng Covid - 19.

Tại nhà thuốc L.G, Hoàng Mai, Hà Nội người bán thuốc cho rằng hiện tại không có thuốc trị sốt rét để mua. Nếu mua phải đặt cọc trước với giá 200 nghìn đồng/vỉ.

Thuốc chữa sốt rét chứa hoạt chất chloroquine và hydroxychloroquine. Do mấy ngày qua nó được nhiều người dân mua về tích trữ dẫn đến tình trạng cháy hàng.

Trong khi đó, ngày 22/3, khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai cho biết khoa này đã tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc sau khi tự dùng thuốc sốt rét để phòng Covid-19. Bệnh nhân nam giới, 44 tuổi, được chuyển đến từ một bệnh viện tuyến huyện tại Hà Nội, trong tình trạng mờ mắt, nôn nhiều, suy hô hấp.

Trước nhập viện, bệnh nhân đã uống 15 viên chloroquine (loại 250 mg) để phòng Covid-19 theo thông tin lan truyền trên mạng. Các bác sĩ  đã phải điều trị giải độc cho bệnh nhân.

Theo dược sĩ Trần Thanh Cảnh – việc người dân tự ý tích trữ thuốc trị sốt rét với hi vọng có thể phòng Covid -19 là vô cùng nguy hiểm.

Dược sĩ Cảnh cho biết thuốc trị sốt rét hay gọi là Hydroxychloroquine hoặc Chloroquine sulfat là một loại thuốc chống sốt rét có nhiều tác dụng phụ. Ngày xưa khi ngành Dược còn phân bảng, thì nó được xếp trong nhóm thuốc độc bảng B.

 

Vì vậy, việc sử dụng thuốc luôn luôn phải có đơn, y lệnh của bác sĩ. Thậm chí là y tá điều dưỡng phải cấp thuốc và cho bệnh nhân uống trực tiếp trên giường bệnh.

Trước đây đã có nhiều trường hợp tự ý uống thuốc dẫn đến ngộ độc, nguy kịch tính mạng. Dược sĩ Cảnh cho biết hiện nay nêúai cũng đi mua thuốc này về tích ở nhà thì vô cùng nguy hiểm.

Chloroquine là kháng sinh, là thuốc có nhiều tác dụng phụ độc hại với hàng loạt cơ quan trong cơ thể nên việc sử dụng cần hết sức thận trọng. Phải do bác sĩ trên cơ sở thăm khám bệnh cảnh trực tiếp của bệnh nhân quyết định.

Dược sĩ Cảnh nhấn mạnh “không một ai tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc”.

PGS Hoàng Bùi Hải- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết sau khi có một số nghiên cứu của Trung Quốc, đặc biệt nghiên cứu của Pháp cho thấy thuốc Hydroxycloroquin là một thuốc chữa sốt rét, viêm khớp dạng thấp, bệnh hệ thống... có tác dụng nhất định trong điều trị Covid-19, và tổng thống Mỹ phải hối thúc cơ quan Thuốc và lương thực Mỹ (FDA) công nhận Hydroxycloroquin là thuốc chữa Covid-19 cho bệnh nhân tại Mỹ dù chưa có nghiên cứu đủ mạnh để kiểm chứng an toàn và hiệu quả.

Sau phát biểu của Tổng thống Donald Trump, thị trường thuốc sốt rét đang bị thổi phồng, khiến một số người mua dự trữ để phòng bệnh, thậm chí đã có người tự uống dẫn đến ngộ độc, phải vào biện viện cấp cứu vì bị nguy hiểm tính mạng.

Thuốc trị sốt rét tiềm ẩn nguy cơ tử vong do tác dụng không mong muốn, đặc biệt ở người có bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp. Bên cạnh đó phải thận trọng khi dùng khi có thể làm nặng hơn bệnh nền sẵn có như; vảy nến, porphyrine niệu, thiếu G6PD, và liều cao gây độc cho mắt (tổn thương võng mạc).

K. Chi

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới