Glucosamin và bệnh xương khớp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Glucosamin tự nhiên là một amino-monosaccharid tham gia vào quá trình tổng hợp glucosaminoglycan tạo thành mô sụn, tăng sản xuất chất nhày dịch khớp, kích thích sinh sản mô liên kết của xương, giảm quá trình mất calci của xương đồng thời ức chế các enzym phá hủy sụn khớp (collagenase, phospholinase A.), giảm các gốc tự do (superoxid) là những chất phá hủy các tế bào sinh sụn.

Trong cơ thể động vật, glucosamin được cấu tạo từ glucose và aminoacid glutamic. Ở người sự sản xuất glucosamin sẽ giảm dần theo tuổi (20 tuổi 100%, 40 tuổi 50%, đến 60 tuổi chỉ còn 25%). Từ năm 1990 người ta đã chế tạo được glucosamin từ vỏ tôm, cua, sò, hến. Có 3 loại được dùng làm thuốc, phổ biến nhất là: glucosamin sulfat, glucosamin hydrochlorid, ngoài ra còn có N-acetylglucosamin. Ngày nay, người ta còn chế tạo glucosamin chạy từ nấm Aspergillus niger hay từ bắp (ngô) dành cho người ăn chay và người dị ứng với hải sản.

Trước đây, Việt Nam xếp glucosamin vào thuốc độc bằng B, khi xóa bỏ bằng thuốc độc A, B thì xếp – vào thuốc thường, đến năm 2012 lại thấy glucosamin viên ở nhóm thực phẩm chức năng: Rất nhiều thí nghiệm xác định tác dụng dược lý của glucosamin đã được tiến hành, song kết quả lại trái ngược nhau. Nhiều nghiên cứu được công bố coi glucosamin như một loại thần dược chữa khỏi các bệnh 1 viêm khớp, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng tác dụng chữa viêm khớp của glucosamin chỉ ngang giả dược.

Ở Mỹ, glucosamin chưa được công nhận là thuốc, chỉ được công nhận là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa khớp. Hiện nay có khoảng 70 quốc gia công nhận glucosamin là thuốc điều trị thoái hóa khớp, tuy tác dụng giảm đau yếu, nhưng bù lại glucosamin rất an toàn, ít tác dụng phụ, có thể dùng lâu dài. (LD50: cao hơn 17,5g/kg trên chuột cống, vậy liều độc ở người nặng 50kg là trên 875g, gấp 291 lần liều tối đa 3g/ngày). Công dụng: giảm triệu chứng viêm khớp (nhẹ và trung bình), viêm khớp dạng thấp, ngoài ra còn có tác dụng tốt cho người viêm đường ruột và các bệnh về da.

- Liều lượng dùng thuốc hàng ngày cho người trên 18 tuổi trước năm 2010 là 250mg/lần, ngày 3 lần, nay là 1.500mg/ngày, dùng liên tục 2 – 3 tháng (liều tối đa là 3.000mg/ngày) nếu không có kết quả thì ngưng dùng thuốc.

- Chống chỉ định: Trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ cho con bú. Người dị ứng với tôm, cua, sò, ốc hến và hải sản không nên dùng glucosamin loại chế từ vỏ tôm, cua sò, hến. Cần thận trọng khi sử dụng glucosamin cho những người cảm cúm, bệnh nhiễm trùng tại mũi, họng. Cần biết: những trường hợp đau khớp gối nhẹ hoặc trung bình chỉ cần dùng glucosamin liều cao liên tục 10 – 15 ngày. Người thể trọng dưới 50kg dùng 2.000mg chia làm 2 lần trong ngày. Người thể trọng trên 50kg dùng 3.000mg chia 2 lần trong ngày; uống lúc bụng rỗng, chiều nhiều nước sôi nguội, cách bữa ăn 60 phút. Có người mới dùng liều tấn công 2 ngày đã giảm đau đầu gối 60%, 5 ngày đã hết đau. Sau liều tấn công thì dùng liều duy trì 1.000 – 1.500mg liên tục 20 ngày.
 
DS. Trần Xuân Thuyết
Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ số 536.
 
 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Thuốc biệt dược - 16/08/2024

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Thuốc biệt dược - 22/07/2024

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Thuốc biệt dược - 17/07/2024

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới