Khác biệt giữa vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi và người lớn

Vaccine Pfizer cho trẻ 5-11 tuổi có khác biệt về liều lượng, số mũi tiêm khuyến cáo và nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ so với vaccine người lớn.
Bé Dante Garcia, 9 tuổi, được tiêm liều vaccine Pfizer/BioNTech đầu tiên vào ngày 04/11/2021 tại Trung tâm Y tế Esperanza, Philadelphia, Mỹ. Ảnh: Sun-Times
Bé Dante Garcia, 9 tuổi, được tiêm liều vaccine Pfizer/BioNTech đầu tiên vào ngày 04/11/2021 tại Trung tâm Y tế Esperanza, Philadelphia, Mỹ. Ảnh: Sun-Times

 

 

Hiện tại, vaccine Pfizer/BioNTech là loại vaccine phòng Covid-19 duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Loại vaccine này cũng được nhiều quốc gia chấp thuận tiêm cho trẻ nhỏ.

Tương tự như vaccine Pfizer/BioNTech dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, vaccine cho trẻ 5-11 tuổi được bào chế theo công nghệ mRNA. Chúng hoạt động bằng cách cung cấp các hướng dẫn để giúp tế bào trong cơ thể tạo ra các protein mà hệ thống miễn dịch có thể nhận ra và đáp ứng.

 

Tuy nhiên, dù được bào chế theo cùng công nghệ, vaccine cho trẻ 5-11 tuổi có những khác biệt nhất định so với vaccine dùng cho nhóm tuổi lớn hơn.

Liều lượng

Theo hướng dẫn từ hãng dược Pfizer, trẻ em 5-11 tuổi sẽ được sử dụng vaccine với liều 10 microgam, chỉ bằng một phần ba liều lượng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi. Liều 10 microgam được nhà sản xuất xác định dựa trên việc so sánh trọng lượng trung bình giữa trẻ em 5-11 tuổi và người lớn tại Mỹ.

Tuy nhiên, vaccine cho người lớn và trẻ em đều được chứng minh đạt hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19 có biểu hiện triệu chứng.

Số mũi tiêm

Hiện nay, đối với cả người lớn và trẻ em trên 5 tuổi, liều vaccine Pfizer/BioNTech cơ bản là 2 mũi, cách nhau 21 ngày. Những người bị suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nặng nên tiêm thêm liều bổ sung ít nhất 28 ngày sau khi tiêm liều thứ hai.

Tuy nhiên, nếu người lớn và trẻ trên 12 tuổi được khuyến nghị tiêm thêm liều tăng cường ít nhất 5 tháng sau khi hoàn thành liều cơ bản của Pfizer/BioNTech, chưa có khuyến cáo về việc cần tiêm liều tăng cường cho trẻ 5-11 tuổi.

Nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ

Trẻ từ 5-11 tuổi có thể gặp phải các tác dụng phụ do vaccine Covid-19 tương tự như nhóm tuổi lớn hơn, bao gồm đau tại chỗ tiêm, đau đầu, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể, mệt mỏi, sốt nhẹ, buồn nôn... Đa số các tác dụng phụ này sẽ kéo dài 24-72 giờ sau khi tiêm.

Tuy nhiên, theo dữ liệu phân tích từ các thử nghiệm giai đoạn 2 và 3 của Pfizer, tỷ lệ gặp phải tác dụng phụ ở trẻ nhỏ thường ít hơn trẻ lớn và người lớn. Các tác dụng phụ phổ biến nhất ở trẻ 5-11 tuổi là mệt mỏi và đau đầu, xảy ra với tỷ lệ 39,4% và 28%, thấp hơn so với người lớn (65% và 60,9%). Đồng thời, tỷ lệ trẻ 5-11 tuổi bị sốt và ớn lạnh sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 tương ứng là 6,5% và 9,8%, trong khi đó, tỷ lệ này ở trẻ trên 12 tuổi là 17,2% và 40%.

Theo CDC, trẻ em từ 5-11 tuổi hiếm khi gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm khi tiêm vaccine Pfizer/BioNTech. Các thử nghiệm của Pfizer ở nhóm tuổi này chưa ghi nhận trường hợp xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng, kể cả viêm cơ tim.

Trong khi đó, một số trường hợp viêm cơ tim đã được báo cáo ở nhóm tuổi lớn hơn. Ở Mỹ, trong khoảng thời gian từ 29/12/2020 đến 11/6/2021, 687 trường hợp viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine Pfizer đã được ghi nhận ở những đối tượng 12-30 tuổi. Ở Israel, trong số 5,12 triệu người được tiêm đủ hai liều Pfizer thì có 136 trường hợp viêm cơ tim đã được báo cáo. Theo CDC, nguy cơ gặp phải biến chứng viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine cao nhất ở nam giới từ 12-29 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro này là rất hiếm.

Nhìn chung, vaccine Pfizer/BioNTech ngừa Covid-19 được đánh giá là an toàn và hiệu quả cho trẻ 5-11 tuổi.

Phương Quỳnh (Theo CDC, Medicalnewstoday, Verywellfamily)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới