Loại thuốc Trump dùng có nguồn gốc mô bào thai
Đây cũng là thành phần quan trọng của loại vaccine tiềm năng của hãng dược Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Phương pháp điều chế được báo cáo lần đầu trên Tạp chí Công nghệ MIT ngày 7/10.
Trong nhiều thập kỷ, mô bào thai từ các trường hợp phá thai đã đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học, nhằm điều trị các bệnh từ dị tật bẩm sinh, Ebola đến ung thư. Chúng đặc biệt cần thiết đối với việc nghiên cứu hệ miễn dịch - chìa khoá để tìm ra thuốc hoặc vaccine cho các bệnh truyền nhiễm như Covid-19.
Tế bào được hầu hết các hãng dược sử dụng điều chế thuốc trị Covid-19 hiện nay có tên gọi 293T, lấy từ mô thận của một ca phá thai tại Hà Lan những năm 1970. Kể từ đó, các tế bào 293T đã "bất tử". Chúng tiếp tục phân chia trong phòng thí nghiệm giống như ung thư và có sự thay đổi, bổ sung gene khác.
Theo Regeneron, hãng và nhiều đơn vị trên toàn thế giới sử dụng 293T để tạo ra các "giả dạng virus". Đây là các phần tử đại diện cho nCoV sống, nhưng không có khả năng lây lan. Sau đó, họ thử nghiệm kháng thể đơn dòng trên những mẫu virus này để kiểm tra độ hiệu quả. Nếu không dùng cách này, việc kiểm tra cần được tiến hành tại phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cực cao.
Hai kháng thể mà Regeneron đưa ra như phương pháp điều trị thử nghiệm cuối cùng đã chữa khỏi Covid-19 cho ông Trump.
Điều này tạo ra một số tranh cãi trong cộng đồng y khoa, đặc biệt là khi chính quyền Tổng thống Trump trước đó đã phản đối phương pháp điều chế trên. Năm 2019, giới chức Mỹ đình chỉ tài trợ cho hầu hết các dự án khoa học mới liên quan đến mô bào thai có nguồn gốc từ việc phá thai. Họ đề nghị các nhà khoa học buộc tìm ra phương pháp nghiên cứu thay thế.
"Thúc đẩy giá trị cuộc sống của con người từ khị thụ thai đến khi chết tự nhiên là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump", Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cho biết trong một tuyên bố vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, phương pháp ông Trump sử dụng được lấy từ bào thai bị phá hàng thập kỷ trước. Alexandra Bowie, người phát ngôn của hãng, cho biết: "Vấn đề là cách nhìn nhận thôi. Các dòng tế bào 293T có sẵn ngày nay không được coi là mô bào thai. Chúng tôi không sử dụng mô bào thai".
Hôm 8/10, một quan chức của Nhà Trắng cũng lập luận việc Tổng thống sử dụng REGN-COV2 không mâu thuẫn với quan điểm hiện nay. Chính sách về nghiên cứu mô bào thai có "loại trừ đặc biệt", ban hành tháng 6/2019. Theo đó, các sản phẩm khoa học được tạo ra bằng dòng tế bào tồn tại trước đó "không liên quan đến quy định mới về việc sử dụng mô bào thai từ các ca phá thai tự chọn".
Trong khi phương pháp vẫn gây tranh cãi, một số chuyên gia y đức gợi ý giới khoa học sử dụng mô từ những ca sảy thai tự nhiên. Nhưng những trường hợp này thường khó xảy ra do khiếm khuyết về di truyền hoặc phát triển, tế bào có thể gây sai sót trong nghiên cứu khoa học.
Hình thức thay thế khác là tế bào của chuột, có khả năng tái tạo các bộ phận của hệ thống miễn dịch.
Hồi tháng 7, Hiệp hội Tế bào gốc đã gửi Hội đồng Y đức một lá thư có chữ ký của 90 tổ chức khoa học, y tế và bệnh nhân, kêu gọi cho phép sử dụng mô bào thai để phát triển thuốc điều trị Covid-19.
"Mô bào thai có những đặc tính độc đáo và có giá trị mà các loại tế bào khác không thể thay thế được", họ lập luận.
Hỗn hợp kháng thể REGN-COV2 sử dụng hai dòng được sáng chế trong phòng thí nghiệm, gồm một kháng thể đơn dòng nhắm vào protein gai, và một kháng thể tấn công phần khác của nCoV.
Kháng thể đơn dòng là liệu pháp sinh học sử dụng công nghệ để tạo ra các bản sao kháng thể của người nhằm chống lại virus. Ở thử nghiệm ban đầu, liệu pháp này dành cho những người mới nhiễm bệnh.
Thục Linh (Theo MIT Technology Review, NY Times)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Thuốc biệt dược - 16/08/2024
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Thuốc biệt dược - 22/07/2024
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Thuốc biệt dược - 17/07/2024
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành