Phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca

Vaccine Covid-19 của AstraZeneca có thể gây phản ứng phụ không nghiêm trọng như sưng đau vùng tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi và đau cơ.

ChAdOx, vaccine Covid-19 của AstraZeneca/Oxford, bắt đầu được tiêm tại Việt Nam vào ngày 8/3, ưu tiên 13 tỉnh thành có Covid-19 và những bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19, với 11 nhóm ưu tiên.

Đây là vaccine được điều chế dựa trên công nghệ vector virus, sử dụng virus cảm cúm vô hại từ tinh tinh. Mức bảo vệ của vaccine dao động 62-90%, tùy thuộc vào liều tiêm. Trong thử nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học đã sử dụng hai phác đồ. Ở phác đồ một, tình nguyện viên nhận một nửa liều, sau đó ít nhất một tháng được tiêm liều đầy đủ, đạt hiệu quả 90%. Phác đồ thứ hai tiêm hai liều đầy đủ cách nhau một tháng, đạt hiệu quả 62%. Hiệu quả trung bình của hai phác đồ là 70%.

Vaccine Oxford được điều chế bằng công nghệ vector, sử dụng virus cảm cúm vô hại (adenovirus) từ tinh tinh, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Virus chứa các gene từ nCoV. Khi tiêm vào tế bào người, chúng tạo ra protein giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và phản ứng với mầm bệnh sau này.

Giống với nhiều loại vaccine hiện có, ChAdOx để lại một số tác dụng phụ không nguy hiểm cho người dùng, phần lớn sẽ biến mất theo thời gian.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau, sưng đỏ, ngứa ngáy hoặc bầm tím ở vùng tiêm. Sau khi tiêm chủng khoảng vài ngày, người dùng sẽ cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, ớn lạnh hoặc thậm chí số nhẹ. Một số người bị đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, đau khớp hoặc đau cơ.

Nhìn chung, các phản ứng khi tiêm vaccine Covid-19 gần giống với nhiễm virus, song không nguy hiểm. Tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm chóng mặt, thèm ăn, đau bụng, đổ mồ hôi quá nhiều.

Đáng lưu ý, một số người bị sưng hạch bạch huyết ở nách hoặc gần xương đòn, dễ nhầm lẫn với bệnh ung thư. Triệu chứng này vô hại và sẽ biến mất trong vài tuần. Theo các chuyên gia, sưng tấy vùng tiêm là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch với bất cứ loại vaccine nào, bao gồm mũi tiêm phòng cúm hay ung thư cổ tử cung (HPV). Bệnh nhân cảm nhận được hoặc không. Song hạch bạch huyết có thể hiển thị dưới dạng đốm trắng trên kết quả chụp quang tuyến vú hoặc chụp cắt lớp lồng ngực, gần giống với hình ảnh lây lan của khối u.

Nhân viên y tế tại Quebecm, Canada được tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế tại Quebecm, Canada được tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Ảnh: Reuters

Sau khi triển khai vaccine Covid-19 diện rộng, các nước trên thế giới ghi nhận một số ca sốc phản vệ. Đây là cơ chế chống lại virus bằng cách tạo ra các kháng thể, giải phóng các chất độc, huy động các tế bào bảo vệ để đối phó với "kẻ xâm nhập" của cơ thể. Tình trạng này phổ biến ở những người có cơ địa dị ứng, tiền sử sốc phản vệ với nhiều loại thuốc hoặc thức ăn.

Các nhà khoa học cho biết một số người có thể nhạy cảm với những thành phần cụ thể của thuốc tiêm như gelatin, protein trứng hoặc bản thân loại vaccine đó. Thực tế, người dị ứng trứng đôi khi được khuyên không nên tiêm phòng cúm, bởi mảnh virus có ở mỗi mũi được nuôi cấy trong trứng gà.

So với vaccine Pfizer và Moderna, số người sốc phản vệ sau tiêm vaccine của AstraZeneca ít hơn nhiều. Một phần bởi ChAdOx được bào chế từ virus vô hại, thay vì nCoV đã bất hoặc hoặc giảm độc lực.

Theo khuyến cáo của chính phủ Anh, người dân không nên tiêm vaccine nếu từng bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ hoạt chất hoặc thành phần nào sau đây: natri clorua, etanol, dinatri edetat dihydrat,... Triệu chứng phổ biến của dị ứng vaccine bao gồm phát ban, kích ứng da, ho hoặc khó thở. Giới chức Anh khuyến cáo liên hệ bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất nếu gặp các biểu hiện trên, nếu chậm trễ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cần báo cáo rõ tình trạng cơ thể với bác sĩ trước khi tiêm nếu đang bị nhiễm trùng nặng kèm sốt trên 38 độ C, đang dùng thuốc chống đông máu hoặc có bệnh nền suy giảm miễn dịch.

Thục Linh (Theo UK Government)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới