Sử dụng Ibuprofen để hạ sốt khi bị Covid-19 có thật sự nguy hiểm?

Theo khuyến cáo, các bác sĩ sử dụng ibuprofen trong trường hợp sốt cao trên 39,5˚C ngay từ đầu, nhất là khi tuần hoàn của bệnh nhân có suy giảm.
đến thời điểm ngày 19/3 WHO công bố hiện không khuyến nghị tránh Ibuprofen cho các triệu chứng Covid-19
đến thời điểm ngày 19/3 WHO công bố hiện không khuyến nghị tránh Ibuprofen cho các triệu chứng Covid-19

Sốt ở nhà chỉ nên dùng paracetamon

Theo BS. Trần Văn Phúc, BV SaintPaul Hà Nội, đến thời điểm ngày 19/3 trên Twitter chính thức WHO đã công bố hiện không khuyến nghị tránh Ibuprofen cho các triệu chứng Covid-19.

Tuy nhiên, trước đó nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra cảnh báo về vấn đề này. Ông Jean-Louis Montastruc, giáo sư dược lý lâm sàng và y học tại Bệnh viện Đại học TƯ ở Paul Little, cũng cho biết có bằng chứng tình trạng bệnh kéo dài hoặc biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp có thể phổ biến hơn với bệnh nhân sử dụng NSAID.

 

Hay ông Ian Jones, giáo sư về virus học tại Đại học Reading, nói rằng các đặc tính chống viêm của ibuprofen có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình phục hồi. Cũng theo ông này, có khả năng, dựa trên sự tương đồng giữa SARS-CoV-2 và SARS-CoV-1, khả năng bệnh Covid-19 làm giảm một loại enzyme chủ yếu điều chỉnh nồng độ nước và muối trong máu, đó có thể góp phần thúc đẩy tình trạng viêm phổi. Giáo sư người Anh cho rằng Ibuprofen có thể làm trầm trọng thêm điều này, trong khi paracetamol thì không.

Tuy vậy, BS. Phúc cho rằng, trong thực tế điều trị lâm sàng, sử dụng hạ sốt vẫn ưu tiên acetaminophen mà paracetamol là thuốc đầu tay. Các bác sĩ sử dụng ibuprofen trong những trường hợp sốt cao trên 39,5˚C ngay từ đầu, nhất là khi tuần hoàn của bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm, nhưng không phải bệnh nhân thận và tim mạch nào cũng dung nạp được với ibuprofen.

Covid-19 có thể sốt cao, nhưng với 85% bệnh nhân nhẹ, nên dù có sốt cao cũng chỉ cần dùng paracetamol là đủ. Để hiểu biết SARS-CoV-2 có thực sự nặng hơn khi dùng ibuprofen hay không thì cần phải có những nghiên cứu phân tích can thiệp mới sáng tỏ được.

Ở Việt Nam, nhiều chị em tích trữ sẵn thuốc hạ sốt có thành phần là ibuprofen, là những sản phẩm nhập từ Úc, Newzealand, Pháp, Đức, Canada; tích trữ để dùng dần khi bị sốt. Điều này là không nên. Khi trẻ hoặc người thân sốt đơn thuần, hãy dùng paracetamol, nếu sốt cao trên 39,5˚C và không hạ hoặc kèm theo những dấu hiệu khác, thì phải đi khám hoặc ít nhất tư vấn bác sĩ.

Với các trường hợp bệnh Covid-19 nhưng cần thiết, bác sĩ vẫn có thể chỉ định ibuprofen, khuyến cáo của các chuyên gia hiện tại vẫn chỉ là kênh tham khảo thêm.

“Hãy nhớ sốt đơn thuần ở nhà chỉ dùng sản phẩm chứa paracetamol”, BS. Phúc khuyến cáo.

Cách đơn giản để tính liều thuốc hạ sốt

Cách tính với thuốc hạ sốt Acetaminophen (Paracetamol):

Sơ sinh < 1 tháng: 10-15 mg/kg, uống mỗi 6-8h, tối đa 60mg/kg/ngày từ tất cả mọi nguồn.

Trẻ nhỏ tới 11 tuổi: 10-15 mg/kg, uống mỗi 4-6 giờ, tối đa 75/mg/kg/ngày. Không uống hơn 1g/4h và 4g/ngày từ tất cả mọi nguồn.

Từ 12 tuổi trở lên: 325-650mg mỗi 4-6 giờ. Không uống hơn 1g/4h và 4g/ngày từ tất cả mọi nguồn

Liều thuốc Ibuprofen:

< 6 tháng: không dùng vì nguy cơ xuất huyết tiêu hoá và tổn thương thận.

6 tháng- 11 tuổi: 5-10 mg/kg mỗi 6-8 giờ. Tối đa 40 mg/kg/ngày. Uống với thức ăn vì gây xót ruột.

12 tuổi trở lên: 200-400mg mỗi 4-6 giờ. Tối đa 1200 mg/ngày.

Một số lưu ý phòng ngừa quá liệu thuốc hạ sốt:

- Chỉ dùng khi cần, không nên dùng phòng ngừa hạ sốt.

- Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cho tất cả các loại thuốc.

- Nên tính trước liều của con để khi cần thì có sẵn, không lúng túng tính nhầm.

- Không uống hai thuốc có thành phần hạ sốt cùng lúc vì có nguy cơ quá liều, một số thuốc cảm ho có sẵn thành phần hạ sốt trong đó, nếu uống thêm thuốc sốt sẽ thành uống gấp đôi.

- Tuyệt đối không uống quá liều được khuyến cáo.

- Nếu là thuốc nước, nên đo chính xác bằng dụng cụ đo lường, không nên nhắm chừng.

- Không cần uống ibuprofen và acetaminophen cùng lúc để hạ sốt.

UYÊN VŨ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới