Thị trường dược trị giá 5 tỷ USD của Việt Nam

Thị trường dược phẩm của Việt Nam quy mô trên 5 tỷ USD, 22.000 loại thuốc, trong đó tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc điều trị ung thư khoảng 38%.

Tỷ lệ biệt dược gốc ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức là 20%, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết tại cuộc họp về chính sách thanh toán bảo hiểm y tế với biệt dược gốc, ngày 23/6.

Số thuốc phát minh (biệt dược gốc) đang lưu hành trên thị trường Việt Nam là 755 loại, trong đó khoảng 150 loại đã hết thời gian bảo hộ bản quyền. Số biệt dược gốc này đã có các thuốc tương đương (thuốc generic) thay thế, tức nhóm một.

Giá cả biệt dược gốc (cả trong thời gian bản quyền và hết bản quyền) đắt hơn thuốc generic từ 4 đến 18 lần, trung bình gấp 7-8 lần. Riêng giá biệt dược gốc dùng điều trị ung thư trung bình cao gấp 7-8 lần so với thuốc generic.

Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng Ban Thực hiện Chính sách Bảo hiểm Y tế, thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết, trong các năm 2018-2019, mỗi năm, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tiền thuốc khoảng 37.000 tỷ đồng, trong đó riêng biệt dược gốc là 11.500 tỷ đồng, chiếm 26,5%.

Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy xu hướng sử dụng biệt dược gốc ở Việt Nam vẫn cao so với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại các chuyên khoa ung thư, tim mạch, tiêu hóa. Một số địa phương có tỷ lệ cao thanh toán bảo hiểm y tế cho biệt dược gốc, ví dụ TPHCM 44,5%, Hà Nội gần 39% tổng chi bảo hiểm y tế, do có nhiều bệnh viện tuyến cuối. 

Một doanh nghiệp sản xuất thuốc ở Việt Nam. Ảnh: Tâm Anh.
Một doanh nghiệp sản xuất thuốc ở Việt Nam. Ảnh: Tâm Anh.

Theo Thứ trưởng Thuấn, nhiều bác sĩ có thói quen kê toa cho bệnh nhân thuốc biệt dược "để có cảm giác yên tâm hơn", còn người dân khi chữa bệnh thường có tâm lý "thuốc càng đắt càng tốt". Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện K, không có khác biệt về hiệu quả điều trị giữa một số thuốc biệt dược và thuốc generic nhóm một.

Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam ước tính nếu thay thế khoảng 150 loại thuốc phát minh đã hết thời gian bảo hộ 20 năm đang lưu hành bằng thuốc generic, sẽ tiết kiệm nhiều nghìn tỷ đồng cho quỹ bảo hiểm y tế. Tuy vậy các chuyên gia cho rằng cần có lộ trình giảm sử dụng biệt dược gốc không cần thiết để tiết kiệm chi phí cho quỹ bảo hiểm y tế và người dân.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế hoàn thiện đề án hợp tác giữa Việt Nam và các doanh nghiệp dược phẩm của châu Âu, Mỹ, tăng cường sản xuất thuốc tại Việt Nam, rút ngắn quá trình sản xuất biệt dược gốc.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Thuốc biệt dược - 16/08/2024

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Thuốc biệt dược - 22/07/2024

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Thuốc biệt dược - 17/07/2024

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới