Tuy nhiên, họ chỉ làm việc với vai trò kết nối còn việc nhập khẩu và mua vaccine phải do Chính phủ đảm nhiệm bởi đối tác chỉ đàm phán với Chính phủ.
Bởi thế, theo vị đại diện, các Hiệp hội trên đã đồng loạt kiến nghị đại sứ quán nước sở tại làm việc với tập đoàn này để xác minh thông tin, về khả năng cung ứng vaccine.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ và Bộ Y tế chủ trì đàm phán với tập đoàn trên hoặc chỉ định đơn vị nhập khẩu Việt Nam đủ điều kiện triển khai thủ tục, ưu tiên hỗ trợ các hiệp hội tiêm chủng cho người lao động tại nhà máy”, vị đại diện nói và cho biết, mọi chi phí các hiệp hội ngành hàng chịu trách nhiệm.
Vị này cũng cho biết, các doanh nghiệp luôn sẵn sàng cùng phối hợp để có vaccine, tiêm miễn phí cho người lao động.
Hiện, các doanh nghiệp được yêu cầu thực hiện "3 tại chỗ" (sản xuất, ăn, ngủ tại chỗ). Tuy nhiên do các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này có quy mô lớn, đông lao động nên phần lớn phải đóng cửa.
Trên 90% các doanh nghiệp đã chấp nhận dừng sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cho các nhãn đã tin tưởng đặt hàng sản xuất tại Việt Nam.
Trong đơn “kêu cứu” lên Chính phủ, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định: Việc áp dụng “3 tại chỗ” chỉ được thực hiện ở 1 số đơn vị ít hoặc không quá nhiều lao động. Điều này cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt rủi ro về sức khỏe của người lao động.
Thực tế, có tới 60-70% lao động không đồng ý ở lại công ty do sợ bị lây nhiễm. Do đó, giải pháp căn cơ là người lao động và người dân được tiêm vaccine nhanh nhất, nhiều nhất có thể...