Trẻ biếng ăn: Thuốc nào dùng được và không dùng được

Trẻ biếng ăn có thể do khiếm khuyết trong phát triển hoàn thiện hệ tiêu hoá, thức ăn không phù hợp, tâm lý chưa ổn định. Khi trẻ biếng ăn, việc đầu tiên các bà mẹ nghĩ đến là cho con dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc chỉ giải quyết được nguyên nhân đầu và có mặt hạn chế.
Thuốc nào dùng cho trẻ biếng ăn - Ảnh minh họa
Thuốc nào dùng cho trẻ biếng ăn - Ảnh minh họa

Những thuốc có thể dùng

*Hyrosolpolyvitamin

Do ăn uống không đúng cách mà trẻ có thể thiếu vitamin. Hyrosolpolyvitamin là hỗn hợp đậm đặc chứa nhiều vitamin, giúp cho sự chuyển hóa, trong đó chủ yếu có vitamin A. Vitamin A giúp vào sự dinh dưỡng, nên nếu bị thiếu, trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao, cân nặng kém sức chống đỡ với bệnh tật, dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp dẫn đến suy dinh dưỡng). Thừa vitamin A sẽ mệt, biếng ăn, nhức đầu, mờ mắt, ói mửa, rụng tóc, thóp bị phồng lên, lâu liền. Do vậy, phải dùng thuốc này đúng liều, tính theo giọt. Lưu ý dùng 2 ngón tay kẹp khẽ thì thuốc chảy thành giọt, đếm được; dùng tay bóp mạnh, thuốc chảy thành dòng không đếm được có thể dẫn đến quá liều.

* Lysin

Lysin là acid amin thiết yếu, cơ thể không tự sản xuất ra được. Nhu cầu lysin của trẻ cao gấp đôi người lớn. Tính liều theo cân nặng thì trẻ 6 tuổi cần 99mg/ kg, trẻ 7 – 15 tuổi cần 44mg/kg, từ 15 tuổi trở lên cần 12mg/kg.

 

Lysin có khá nhiều trong một số loại lương thực thực phẩm. Trong 100g thực phẩm tươi như trứng có 1.070mg; thịt bò thịt lợn nạc, tôm đồng, cá nạc có 1.400 – 1.500mg; đậu xanh có 1.150mg; đậu nành 1.970mg. Tuy nhiên, khi đun nấu lysin mất đi nhiều. Đun ngũ cốc làm mất đi 80% lysin.

Lysin đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu calci, tạo collagen. Calei làm xương phát triển; collagen làm thành mạng lưới căn bản của mô liên kết da mụn. Sự chuyển hóa lysin phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vitamin C, B1, B6, PP, acid glutamic sắt Sữa mẹ có lysin nên trẻ bú mẹ có đủ lysin. Từ khi trẻ ăn dặm nếu không biết chọn lọc và nấu nướng thức ăn, trẻ sẽ bị thiếu lysin. Khi thiếu Uysin hay các yếu tố chuyển hóa lysin, trẻ sẽ biếng ăn chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch.

Đối với trẻ thiếu cân, nếu bổ sung đủ lysin thì tốc độ tăng cân sẽ gấp 2,5 lần so với giai đoạn không bổ sung lysin. Đối với trẻ biếng ăn, nếu bổ sung đủ lysin thì tốc độ tăng cân sẽ tăng 40% so với giai đoạn không bổ sung lysin.

Liều lysin cần bổ sung mỗi ngày cho trẻ dưới 4kg là 250mg, cho trẻ trên 4kg là 500mg. Ở liều này, lysin không độc. Lysin là thuốc chống nhiễm kiềm, dùng vượt liều và/hoặc kéo dài thì sẽ bị nhiễm acid huyết.

Lysin dùng cho trẻ biếng ăn thường bào chế dưới dạng siro hoặc bột hòa tan, trong đó có phối hợp với các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), vitamin C, vitamin A, D. Khi đang dùng chế phẩm này thì không dùng các sản phẩm khác có chứa vitamin A, D.

Ngoài ra, còn có dạng viên 200mg hay dạng ống (uống) 30mg, trong các sản phẩm này có phối hợp với tryptophan, vitamin B12. Dùng chúng để chữa suy giảm chức năng, suy dinh dưỡng, thiếu máu cho cả trẻ em và người lớn.

Men tiêu hoá cho trẻ - Ảnh minh họa
Men tiêu hoá cho trẻ - Ảnh minh họa

* Men tiêu hoá: Trong đường tiêu hóa có các loại men tiêu hóa: amylase (tiêu hóa tinh bột), pepsin, trypsin (tiêu hóa chất đạm), lipase (tiêu hóa chất béo). Tại ruột non, có đủ mặt các loại men này do dịch ruột, dịch tụy, dịch mật tiết ra. Chúng giúp sự chuyển hóa các chất trên đến giai đoạn cuối cùng biến tinh bột thành đường đơn, đạm thành acid amin, chất béo thành acid béo. Còn ở các nơi khác, cũng có các men này nhưng hoặc ít hoặc yếu. Trong nước bọt có amylase nhưng vì thức ăn chỉ ở miệng trong một thời gian ngắn nên men không kịp tác dụng với toàn bộ bột trong thức ăn. Trong dạ dày men pepsin hoạt động yếu, chỉ phân hủy đạm thành các chuỗi ngắn hơn nhưng chưa thành aid amin. Trẻ em dưới 3 tuổi, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, không tiết ra đủ các men tiêu hóa để làm tốt chức năng, nên dễ bị chán ăn hoặc ăn uống đầy đủ mà vẫn suy sinh dưỡng.

Nếu trẻ biếng ăn do thiếu men tiêu hóa thì sẽ bố sung thông thường hay dùng một chế phẩm tổng hợp đủ các loại men tiêu hóa. Chỉ dùng men tiêu hóa khi xét nghiệm thấy thiếu (có nồng độ trong dịch thấp hơn mức bình thường) và dùng trong một thời gian ngắn ở một giai đoạn nhất định để hỗ trợ cho bộ máy tiêu hóa của trẻ. Nếu dùng kéo dài hay lặp đi lặp lại nhiều lần, cơ thể quen tiếp nhận “thụ động” từ bên ngoài mà không “tự lực” sản xuất men tiêu hóa.

Đừng nhầm men tiêu hóa này với các sản phẩm vi khuẩn lành tính đông khô, thường dùng để lập lại cân bằng vi sinh đường ruột (như khi bị tiêu chảy do rối loạn cân bằng này). Các sản phẩm vi khuẩn lành tính thường gọi là probiotic nhưng dân vẫn quen gọi nhầm là men tiêu hóa.

* Các dược liệu

Trẻ chán ăn do tỳ vị hư hoặc do tiêu hóa kém. Tỳ vị hư thì dùng thuốc kiện tỷ như bạch truật.

Tiêu hóa kém thì dùng thuốc kích thích, chống tích trời Đông y gọi là “tiêu đạo” như sơn tra, mạch nha các nhu thần khác. Những dược liệu này cũng có tính kiện tỷ sang tinh chống tích trệ là chủ yếu: Sơn tra thiên vô tiêu hóa chất thịt trong khi mạch nha cốc nha lại thiên về tiêu hóa chất bột. Cốc nha nặng về khai vị, mạch nha lại nặng về tiêu hóa. Thần khúc vốn là các dược liệu dùng để làm men rượu, về sau mới dùng làm thuốc, lúc đầu công thức chỉ gồm 6 vị sau này cài tiến dẫn có khi lên tới 22 vị, ủ cho lên “mốc”, đóng thành bánh, có tác dụng khai vị, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa. Ở các phòng khám Đông y, thường bán các sản phẩm phối hợp các vị này làm thành viên kiện tỷ tiêu thực; người dùng mua các sản phẩm này dùng không cần phải mua từng vị.

Thuốc không dùng cho trẻ - Ảnh minh họa
Thuốc không dùng cho trẻ - Ảnh minh họa

Những thuốc không được dùng

* Cyproheptamin: là thuốc kháng histamin với khoảng 30 tên gọi khác nhau, hay dùng nhất là Peritol. Thuốc kích thích làm ăn ngon, lại có tính gây buồn ngủ, giữ nước gây béo giả, với trẻ nhỏ thuốc làm chậm sự phát triển não, dùng lâu có hại cho sự phát triển trí tuệ. Đã cấm dùng.

– Corticoid: Thuốc làm tăng cường chuyển hóa, làm tiết nhiều dịch vị ở dạ dày, gây cảm giác đói, ăn ngon nhưng lại gây nguy hại, với trẻ em có thể gây thương tổn không hồi phục.

Xưa kia, người ta dùng một số thuốc này chữa biếng ăn tạm thời (thường cho người lớn), nay đã cấm dùng nhưng thuốc vẫn còn được lưu hành để chữa các chứng bệnh khác. Do điều này, có người thiếu thông tin vẫn còn dùng chữa biếng ăn, hoặc có người lợi dụng trộn cyproheptamin, corticoid (dexamethason) với dược liệu, chế ra thuốc “làm mập”.

Khi trẻ biếng ăn, cha mẹ bé nên phối hợp dùng thuốc với cách khác: dùng chế độ ăn thích hợp cho từng lứa tuổi, thay đổi món ăn luôn để trẻ đỡ chán, tập cho trẻ thói quen có các hoạt động thích hợp và những yếu tố tâm lý ổn định cho trẻ (không để tham tập núi, tập đi, ham chơi... mà quên ăn). Phải có sự kết hợp này thì việc chữa trẻ biếng ăn mới có hiệu quả chứ không thể chỉ dùng thuốc.

DS. Bùi Văn Uy

TC Thuốc và Sức khoẻ, số 536

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới