Vắc xin Covid-19 không bảo vệ được 100%, vì sao vẫn nên tiêm

Không có bất kỳ loại vắc xin nào có hiệu lực bảo vệ 100% nhưng có thể giúp bệnh nhẹ đi, tránh tử vong nếu không may mắc bệnh.

Tính đến ngày 15/6, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã ghi nhận 55 nhân viên trong bệnh viện mắc Covid-19.

Đây là những trường hợp này đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca, mũi thứ hai tiêm từ giữa đến cuối tháng 4 vừa qua. Thông tin này khiến không ít người nghi ngờ về hiệu quả của vắc xin.

Thế giới đang có nhiều vắc xin Covid-19 sử dụng các công nghệ khác nhau với hiệu quả bảo vệ khác nhau, dao động từ 60-95%.

“Tức cao nhất chỉ bảo vệ được 95%. Các vắc xin khác cũng vậy, thế giới chưa có vắc xin nào bảo vệ được 100%, đồng nghĩa sau tiêm vẫn có tỉ lệ nhất định có thể mắc bệnh”, GS Đức Anh nhấn mạnh.

Nhân viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiêm vắc xin loạt đầu ngày 8/3. Ảnh: Thanh Tùng
Nhân viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiêm vắc xin loạt đầu ngày 8/3. Ảnh: Thanh Tùng

Nguyên lý chung của vắc xin là giúp cơ thể sinh kháng thể phòng chống lại các virus gây bệnh. Với vắc xin Covid-19, sau tiêm mũi 1 cần 2-3 tuần. Một số trường hợp nhiễm bệnh ngay sau tiêm do chưa đủ thời gian để cơ thể sinh kháng thể.

Với vắc xin AstraZeneca Việt Nam đang sử dụng, kết quả một số nghiên cứu cho thấy, sau tiêm mũi 2 từ 21-90 ngày vẫn có một số trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 nhưng số tử vong giảm tới 80% so với nhóm không tiêm chủng.

Nếu tiêm đủ 2 mũi, tỉ lệ tử vong giảm gần như 100% so với nhóm không tiêm. Điều này cho thấy vắc xin hết sức hiệu quả trong phòng bệnh, phòng biến chứng và giảm tỉ lệ tử vong.

“Một hiệu quả khác rất đáng lưu ý là các trường hợp mắc Covid-19 sau tiêm vắc xin có bệnh cảnh lâm sàng rất nhẹ so với người không tiêm. Các nhân viên của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM không có triệu chứng biểu hiện gì, trừ một trường hợp có sốt nhẹ”, GS Đức Anh dẫn chứng.

Vì vậy WHO khuyến cáo các nước tiếp tục sử dụng vắc xin Covid-19 để tiến tới chấm dứt đại dịch. Trường hợp mắc bệnh, vắc xin vẫn có tác dụng làm bệnh nhẹ đi, không tạo ra gánh nặng về điều trị cho ngành y tế.

Bộ Y tế khuyến cáo, để đảm bảo tối đa hiệu quả vắc xin, mỗi người dân cần tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin để đạt tỉ lệ bao phủ tối thiểu 70-80% dân số, hình thành miễn dịch cộng đồng phòng chống dịch Covid-19.

Tuy nhiên trong bối cảnh chưa có đủ vắc xin, Bộ Y tế khuyến cáo song song với tiêm chủng, người dân cần thực hiện tốt thông điệp 5K để đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng, nhất là khi dịch tái bùng phát tại nhiều nơi.

“Tiêm vắc xin là quyền lợi của từng cá nhân và cũng là trách nhiệm mỗi người dân với cộng đồng. Chúng tôi khuyến cáo và đề nghị tất cả người dân và các đối tượng trong diện được tiêm chủng cần tiêm chủng đầy đủ 2 mũi theo khuyến cáo của ngành y tế”, GS Đức Anh khuyến cáo.

Đến nay Việt Nam mới nhận được tổng cộng gần 2,9 triệu liều vắc xin AstraZeneca từ chương trình Covax và từ nguồn Bộ Y tế đặt mua thông qua công ty VNVC. Các địa phương đã triển khai tiêm được hơn 1,55 triệu mũi cho các đối tượng ưu tiên và công nhân.

Trong quý 3, Việt Nam có thể nhận thêm 3 triệu liều AstraZeneca và 3 triệu liều Pfizer, do đó Bộ Y tế đang yêu cầu các tỉnh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.

Trong bối cảnh vắc xin Covid-19 đang hạn chế, Anh đang thực hiện nghiên cứu kết hợp 2 loại vắc xin khác nhau trong 2 mũi tiêm để đánh giá đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

“Họ đã thử phác đồ này với 10 loại vắc xin. Nếu có kết quả tốt sẽ đưa ra khuyến cáo mới trong thời gian tới. Còn hiện tại Việt Nam mới có 1-2 loại vắc xin nên chúng ta vẫn thực hiện tiêm đồng nhất một loại vắc xin cho cả 2 mũi”, GS Đức Anh thông tin.

Theo GS Đức Anh, Việt Nam đặt mục tiêu tiêm bao phủ vắc xin Covid-19 tới 70-80 triệu dân nên đây là chiến dịch tiêm chủng ớn nhất từ trước đến nay. Trước đây, chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ tiêm cho trẻ em với số lượng 1,6-1,7 triệu trẻ/năm.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới