Vaccine Covid-19 Trung Quốc chống được biến thể Nam Phi
Kết quả được công bố hôm 2/2 trên tạp chí BioRxiv. Trước đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu 12 mẫu phẩm từ những người đã tiêm một trong hai vaccine của hai hãng dược.
"Cần xem xét kỹ lưỡng việc vaccine giảm hiệu quả trước biến thể nCoV tại Nam Phi, điều này có thể ảnh hưởng hiệu quả lâm sàng của hai vaccine này", các tác giả nghiên cứu từ Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh (thuộc Công ty Sinopharm), Viện Khoa học Trung Quốc, và hai cơ quan khác, nhấn mạnh.
Hôm 31/12/2020, vaccine Covid-19 do Sinopharm phát triển trở thành "ứng viên" đầu tiên được giới chức Trung Quốc phê duyệt sử dụng. Trước đó, Sinopharm công bố dữ liệu sơ bộ chứng minh vaccine hiệu quả 79%, đánh giá là "bước đột phá trong cuộc chiến chống dịch ở châu Á". Vaccine của Sinopharm cũng đang được sử dụng tại một số quốc gia, trong đó có UAE, Hungary.
Các công ty công nghệ sinh học Trung Quốc chủ yếu sử dụng công nghệ truyền thống để phát triển vaccine. "Ứng viên" của Sinopharm dựa trên mẫu nCoV bất hoạt, đưa vào cơ thể nhằm hướng dẫn cho hệ thống miễn dịch cách nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh. Sản phẩm đủ năng lực thương mại hóa nhanh chóng như vaccine từ hãng dược Mỹ Moderna hay nhóm nghiên cứu Đại học Oxford và AstraZeneca.
Vaccine Covid-19 của Trùng Khánh Trí Phi đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Trung Quốc và nước ngoài.
Các biến thể nCoV, trong đó có biến thể 501.V2 từ Nam Phi và biến thể B.1.1.7 ở Anh là mối lo ngại của giới y tế bởi khả năng làm suy yếu tác dụng vaccine và các phương pháp điều trị hiện có. Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng vaccine sơ bộ của hãng dược Novavax và Johnson & Johnson cũng cho thấy hiệu quả phòng ngừa nCoV của vaccine kém hiệu quả hơn trên tình nguyện viên tại Nam Phi – nơi biến thể 501.V2 lây lan rộng rãi.
Cuối tháng 1, Pfizer-BioNTech tuyên bố vaccine Covid-19 của hãng có hiệu quả ngăn ngừa các biến thể nCoV từ Anh và Nam Phi. Đặc biệt, hãng cho biết những khác biệt nhỏ giữa chủng virus gốc và các biến thể gần đây không làm giảm tác dụng của vaccine. Do đó không cần phát triển một loại vaccine mới để đối phó với các biến thể, song sẽ tiếp tục theo dõi hiệu quả thực tế của vaccine, bao gồm cả khả năng chống lại các biến thể mới.
Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019, xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 104 triệu ca nhiễm, hơn 2,2 triệu ca tử vong và hơn 76 triệu người đã bình phục.
Lê Hằng (Theo Reuters)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Thuốc biệt dược - 16/08/2024
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Thuốc biệt dược - 22/07/2024
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Thuốc biệt dược - 17/07/2024
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành