Việt Nam tìm các nguồn cung vaccine Covid-19
Theo Bộ Y tế, hiện có tập đoàn AMV, Vabiotech, Vimedimec đang tiếp cận với các đối tác khác từ Mỹ và Ấn Độ. Mục tiêu là tăng độ bao phủ tiêm vaccine Covid-19 cho người dân, chủ động đẩy lùi dịch bệnh.
Đến nay, các nguồn cung ứng vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam bao gồm từ hỗ trợ của Covax và Công ty VNVC đặt mua. Hơn 800.000 liều đầu tiên từ Covax dự kiến sẽ về Việt Nam trong 3 tuần tới, do kế hoạch phân phối bị chậm. VNVC là một trong 3 tổ chức được AstraZeneca đồng ý cung cấp vaccine tại Việt Nam, cùng với Covax Facility và UNICEF.
Dự kiến, các đợt vaccine AstraZeneca tiếp theo từ hợp đồng của VNVC, với tổng số 29,87 triệu liều, sẽ về Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).
Ngày 23/3 Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch tại Việt Nam. Đây là vaccine phòng Covid-19 thứ hai được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng, sau AstraZeneca. Việt Nam là nước thứ 56 phê duyệt khẩn cấp sử dụng vaccine này.
Từ cuối năm 2020 Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (Polyvac) đã trao đổi và đạt thỏa thuận với phía Nga, được ủy quyền đăng ký, nhập khẩu, phân phối, sản xuất vaccine Sputnik V tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Kế hoạch cung cấp vaccine này trong năm nay chưa được công bố.
Ngoài ra, Bộ Y tế và các đơn vị cung ứng vaccine, dược đang làm việc với hãng Johnson & Johnson và Moderna, các nhà sản xuất của Ấn Độ và các nước khác, đề nghị thông báo khả năng cung ứng vaccine.
Ngoài nguồn nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước. Vaccine Nanocovax do Công ty Nanogen phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai trên người từ ngày 26/2. Vaccine Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3.
Đến nay Việt Nam đã nhận hơn 117.000 liều vaccine AstraZeneca do công ty VNVC đặt mua. Số vaccine này đã được phân bổ cho các tỉnh, thành để tiêm cho nhóm nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch.
Gần 38.000 người đã được tiêm vaccine, trong đó Hải Dương có số lượng tiêm cao nhất với 17.248 người. Một số trường hợp phản ứng sau tiêm, hầu hết là phản ứng thông thường. Tỷ lệ phản ứng sau tiêm tương đương với thông báo từ nhà sản xuất. Rất ít trường hợp phản ứng nặng sau tiêm, đã được xử trí và hồi phục sức khỏe.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Thuốc biệt dược - 16/08/2024
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Thuốc biệt dược - 22/07/2024
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Thuốc biệt dược - 17/07/2024
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành