WHO kêu gọi đẩy nhanh sản xuất dexamethasone điều trị Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 22-6 kêu gọi đẩy nhanh việc sản xuất thuốc dexamethasone, một loại steroid giá rẻ nhưng đã chứng minh được hiệu quả giúp giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân Covid-19 nặng.
null
WHO kêu gọi đẩy nhanh sản xuất dexamethasone (Ảnh: REUTERS)

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến thường kỳ từ trụ sở WHO ở Geneva, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, nhu cầu về loại thuốc này đã gia tăng sau kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học Anh được công bố. Ông tin tưởng việc sản xuất dexamethasone có thể được tăng tốc.

Công bố trên tạp chí y khoa Lancet xuất bản tuần trước cho thấy, khoảng 2.000 bệnh nhân Covid-19 đã được điều trị bằng dexamethasone trong nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh). Tỷ lệ tử vong trong số những bệnh nhân nặng nhất đã giảm khoảng 35%.

Dexamethasone đã có mặt trên thị trường thuốc trong hơn 60 năm qua và thường được sử dụng điều trị giảm nhiễm trùng.

Tổng giám đốc WHO Tedros cho hay, mặc dù các dữ liệu vẫn là sơ bộ, kết quả nghiên cứu gần đây về việc thuốc dexamathasone có khả năng cứu sống những bệnh nhân Covid-19 nguy kịch là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, WHO một lần nữa nhấn mạnh rằng, dexamethasone chỉ nên được sử dụng theo chỉ định và có sự theo dõi chặt chẽ của nhân viên y tế cho các bệnh nhân nặng hoặc nguy kịch.

“Hiện chưa có bằng chứng cho thấy loại thuốc này hoạt động hiệu quả với các bệnh nhân mắc bệnh nhẹ hoặc được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa, bởi nó có thể gây nguy hiểm”, người đứng đầu WHO cảnh báo.

Cho đến nay, số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt 9,1 triệu người, và căn bệnh mới này đã cướp đi sinh mạng của gần 480 nghìn người trên toàn thế giới kể từ khi bùng phát hồi tháng 12-2019. Tổng giám đốc WHO kêu gọi, các quốc gia có số lượng lớn bệnh nhân Covid-19 nặng cần được ưu tiên hàng đầu sử dụng dexamethasone.

Song, ông cảnh báo: “Thách thức tiếp theo là tăng cường việc sản xuất và phân phối dexamethasone nhanh chóng và đồng đều trên toàn thế giới, tập trung vào những nơi cần thiết nhất”.

Bên cạnh đó, các nhà cung cấp phải bảo đảm chất lượng thuốc “vì có nguy cơ cao xảy ra tình trạng các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hoặc giả mạo xâm nhập thị trường”.

N.T - TheoCNA

Đọc tiếp cùng chuyên mục

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Thuốc biệt dược - 16/08/2024

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Thuốc biệt dược - 22/07/2024

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Thuốc biệt dược - 17/07/2024

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới