Biến thể Delta tấn công người đã tiêm vắc xin Covid-19 như thế nào?
Israel, đất nước có tỷ lệ dân số tiêm vắc xin cao nhất thế giới, đang phải đối mặt với sự gia tăng các ca bệnh do biến thể Delta gây ra. Các quan chức y tế cho biết có tới một nửa số ca mắc mới là những người đã được tiêm chủng.
Ông Chezy Levy, Bộ trưởng Bộ Y tế Israel, cho biết, những người đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng nhiễm biến thể Delta sẽ phải cách ly.
Khoảng 40 đến 50% các trường hợp mắc mới ở Israel là những người đã được tiêm chủng. Con số này là ước tính, vì Bộ Y tế Israel vẫn đang phân tích các ca mắc. Ngoài ra, hiện chưa có thông tin những bệnh nhân trên đã tiêm 1 mũi hay đủ cả 2 mũi.
Tình trạng những người được tiêm vắc xin vẫn mắc bệnh đã khiến Israel phải thận trọng hơn. Tuy nhiên, các bệnh nhân không bị nghiêm trọng như những người nhiễm virus SARS-CoV-2 chưa chủng ngừa.
Mặc dù thông tin chỉ là sơ bộ, các số liệu trên nhấn mạnh nỗi lo rằng biến thể Delta có thể tiếp tục lây lan ngay cả ở những nơi như Israel với phần lớn dân số đã được tiêm phòng.
Từ đầu tuần, số bệnh nhân Covid-19 mới của Israel đã tăng lên hơn 100 ca mỗi ngày, mức cao nhất trong 2 tháng qua. Khoảng 70% các trường hợp do biến thể Delta (ghi nhận lần đầu ở Ấn Độ) gây ra.
Tuy nhiên, theo Ran Balicer, Giám đốc điều hành Tổ chức chăm sóc sức khỏe Clalit, trong đợt tăng đột biến gần đây, không có bệnh nhân nào bị nặng.
Trước đó, Israel đã chấm dứt các hạn chế phòng chống dịch Covid-19 vào tuần trước khi số ca bệnh giảm mạnh. Hiện khoảng 60% dân số Israel đã được tiêm phòng đầy đủ, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.
Trong tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2, biến thể Delta có thể gây ra rủi ro lớn nhất cho những người được tiêm chủng. Nghiên cứu cho thấy, chủng này có khả năng tấn công những người chưa tiêm vắc xin hoặc mới chỉ tiêm một liều Pfizer, AstraZeneca.
Ngày 21/6, ông Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Cấp cứu sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết biến thể Delta có thể "gây chết người nhiều hơn vì hiệu quả hơn trong cách lây lan giữa người với người."
Hai liều vắc xin dường như có khả năng bảo vệ chống lại Delta. Một phân tích của các ngành y tế Anh cho thấy hai liều vắc xin Pfizer có hiệu quả 88% đối với Delta trong khi một mũi duy nhất có hiệu quả 33%. Chỉ số hiệu quả của Pfizer với chủng nCoV ban đầu là 95% (sau 2 mũi tiêm), 52% (sau 1 mũi tiêm).
Với các biến thể khác, tình trạng kháng miễn dịch thấp hơn.
An Yên (Theo Business Insider)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Tin quốc tế - 09/05/2024
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Tin quốc tế - 24/10/2023
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
Tin quốc tế - 06/10/2023
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tin quốc tế - 12/05/2023
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao
Tin quốc tế - 05/04/2023
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao