Các tổ chức quốc tế kêu gọi chia sẻ vaccine Covid-19 cho các nước nghèo

Lãnh đạo các tổ chức quốc tế kêu gọi các quốc gia có tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 cao tăng cường chia sẻ vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhằm đẩy mạnh tiêm chủng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu.
Tiêm ngừa Covid-19 tại Bệnh viện Masaka ở Kigali, Rwanda, ngày 5/3/2021. (Ảnh: Reuters)
Tiêm ngừa Covid-19 tại Bệnh viện Masaka ở Kigali, Rwanda, ngày 5/3/2021. (Ảnh: Reuters)

 

Trong một tuyên bố chung công bố ngày 16/9, lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bày tỏ lo ngại thế giới sẽ không thể hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số toàn cầu vào cuối năm 2021 nếu không có hành động khẩn cấp.

Những người đứng đầu các tổ chức đa phương trên cho biết, các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao hiện đã đặt mua nhiều hơn 2 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 so với nhu cầu. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo này kêu gọi những nước trên nên khẩn trương chuyển đổi kế hoạch giao nhận vaccine trong ngắn hạn để chuyển cho các chương trình phân phối vaccine toàn cầu, giúp giải quyết những khác biệt trong tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 vốn còn thấp ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Nhóm cũng kêu gọi các quốc gia có thu nhập cao thực hiện đầy đủ các cam kết tài trợ vaccine và tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thể cung cấp vaccine đến những người có nhu cầu một cách thuận lợi.

Các nhà lãnh đạo trên cũng kêu gọi các công ty sản xuất vaccine dành ưu tiên và thực hiện hợp đồng đã cam kết với Cơ chế COVAX và AVAT - chương trình phân phối vaccine của châu Phi, đồng thời cải thiện minh bạch thông qua chia sẻ chi tiết về lịch trình giao hàng cho tất cả các lô vaccine.

Giải quyết chênh lệch lớn về tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 ở các nền kinh tế tiên tiến so với các nước đang phát triển sẽ là vấn đề chính được đưa ra bàn thảo tại một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến toàn cầu liên quan chủ đề này, dự kiến do Mỹ đứng ra tổ chức bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Theo đó, sáng kiến của Mỹ sẽ thúc đẩy các nhà lãnh đạo toàn cầu thông qua một mục tiêu tiêm chủng tham vọng hơn, với 70% dân số thế giới được tiêm ngừa Covid-19 cho đến năm 2022.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Tin quốc tế - 09/05/2024

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Tin quốc tế - 24/10/2023

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Tin quốc tế - 06/10/2023

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tin quốc tế - 12/05/2023

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tin quốc tế - 05/04/2023

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới