Điều gì khiến nCoV lây nhiễm nhanh hơn?
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học của Đại học Harvard, Đại học Tulane, MIT và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. Kết quả công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences đầu tháng 2.
Các chuyên gia phát hiện yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nằm ở số lượng các giọt bắn, dịch tiết hô hấp. Việc tạo ra các giọt bắn trong hơi thở xảy ra do lực của các luồng khí trong đường hô hấp khi chúng ta thở, nói, ho và hắt hơi. Tuổi tác, béo phì và mức độ nhiễm nCoV đều tương quan với xu hướng sản xuất ra các giọt bắn. Tuy nhiên không có bất kỳ mối liên hệ nào giữa giới tính và lượng hạt thở ra, do vậy nam hay nữ đều lây truyền nCoV như nhau.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu quan sát trên 194 tình nguyện viên từ 19 đến 66 tuổi sống ở Bắc Carolina Michigan và thử nghiệm trên động vật linh trưởng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, các hạt khí dung thở ra rất khác nhau giữa các đối tượng. Những người lớn tuổi với chỉ số khối cơ thể (BMI) cao và mức độ nhiễm nCoV nặng có số lượng giọt bắn thở ra cao gấp ba lần những người khác trong nhóm nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu chia các tình nguyện viên thành các nhóm khác nhau, nhóm "siêu lây nhiễm" có lượng giọt bắn hơn 156 giọt trên một lít không khí và nhóm "phát tán thấp" có lượng giọt bắn ít hơn. Có 35 người (18%) chiếm 80% lượng khí dung thở ra của nhóm, phản ánh sự phân bố lan rộng của hạt khí dung.
David Edwards, Phó khoa Kỹ thuật sinh học tại Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng Harvard cho biết: Những người trẻ tuổi và người có chỉ số BMI bình thường có xu hướng tạo ra ít giọt bắn hơn so với những người lớn tuổi và béo phì. Kết quả cũng cho thấy rằng một khi bị nhiễm Covid-19 có thể có nguy cơ sinh ra số lượng lớn các giọt bắn."
Phát hiện cho thấy việc đánh giá định lượng và kiểm soát lượng khí dung thở ra có thể giúp làm chậm sự lây lan Covid-19, trong trường hợp không có vaccine hiệu quả và phổ biến rộng rãi.
Giáo sư Chad Roy, Khoa Vi sinh và Miễn dịch học tại Trường Y Tulane cho biết: "Chúng tôi đã quan sát thấy những hiện tượng tương tự ở các loài linh trưởng. Có vẻ như việc nhiễm virus và vi khuẩn trong đường thở sẽ làm suy yếu chất nhầy trong đường thở theo những cách tương tự và thúc đẩy sự di chuyển luồng không khí bị nhiễm virus ra ngoài.
Các tác giả cho rằng thông qua việc phục hồi chức năng chất nhầy niêm mạc đường thở và theo dõi số lượng hạt khí dung thở ra có thể là chiến lược quan trọng trong việc kiểm soát sự lây truyền Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp khác, bao gồm cả bệnh lao và bệnh cúm.
Lê Cầm
Đọc tiếp cùng chuyên mục
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Tin quốc tế - 09/05/2024
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Tin quốc tế - 24/10/2023
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
Tin quốc tế - 06/10/2023
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tin quốc tế - 12/05/2023
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao
Tin quốc tế - 05/04/2023
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao