Nghịch lý trớ trêu trong phân phối vắc xin Covid-19 ở Mỹ

Dù còn 66% dân số Mỹ chưa tiêm chủng xong nhưng nhiều bang đang từ chối nhận vắc xin được phân phối.

Một số bang ở Mỹ từng mong muốn có lượng vắc xin Covid-19 nhiều nhất có thể. Nhưng hiện giờ, họ tràn ngập vắc xin chưa sử dụng trong khi nhu cầu giảm dần.

Khoảng 112,6 triệu người, tương đương 34% dân số Mỹ, đã được tiêm chủng đầy đủ vào cuối tuần trước.

Nhu cầu vắc xin giảm là xu hướng đã được dự đoán trước ở Mỹ. Vào cuối năm ngoái, đầu năm nay, đăng ký lịch hẹn tiêm vắc xin khá khó khăn. Nhưng hiện nay, nguồn vắc xin đã phổ biến rộng rãi hơn.

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters

Trong số 329 triệu liều do Chính phủ Mỹ vận chuyển tới các bang, khoảng 257 triệu liều đã được sử dụng. Một số bang đang trong tình trạng dư thừa vắc xin phải yêu cầu chính phủ ngừng gửi lượng còn lại.

North Carolina chỉ yêu cầu 60% lượng vắc xin trong tuần trước. Con số tương tự ở Connecticut và South Carolina là 26% và 21%.

Cuối tháng 4, Arkansas yêu cầu ngừng chuyển vắc xin trong ít nhất một tuần.

Trong khi nhu cầu về vắc xin đã chậm lại, tình hình đại dịch ở nhiều vùng của Mỹ có vẻ tươi sáng. Tỷ lệ nhập viện ở Michigan, từng tăng đột biến từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4, đã giảm liên tục cho tới nay.

Thống đốc J.B. Pritzker của Illinois tuần trước cho biết, bang sẽ mở cửa hoàn toàn vào tháng tới. Khi công bố kế hoạch mở cửa trở lại, Thị trưởng Bill de Blasio của New York nói: "Đây sẽ là mùa hè của TP New York".

Bất chấp những dấu hiệu lạc quan này, một số quan chức y tế công cộng lo ngại nhu cầu vắc xin giảm có thể dẫn đến các vấn đề kéo dài liên quan tới Covid-19.

Chính phủ liên bang phân phối vắc xin dựa trên số dân, nhưng Chính quyền Tổng thống Biden xác nhận tuần trước, họ sẽ thay đổi kế hoạch dựa trên yêu cầu của các bang.

Thống đốc Asa Hutchinson của Arkansas đặt mục tiêu tiêm chủng cho 50% dân số của bang trong 90 ngày tới. Ông nói, nếu tiểu bang không sử dụng hết, các loại vắc xin đã được phân bổ có thể chuyển đến Massachusetts, bởi ở đó tỷ lệ đăng ký tiêm cao hơn.  

Nhà khoa học Jennifer Nuzzo, Đại học Johns Hopkins, cho hay, những đối tượng dễ tiếp cận nhất đã được tiêm chủng.

Số còn lại chia thành 3 nhóm: những người muốn chủng ngừa nhưng không có khả năng; những người đang trì hoãn việc tiêm; những người phản đối việc tiêm vì cho rằng nguy hiểm hoặc không hiệu quả.

Ở nhóm đầu tiên có người già gặp khó khăn khi di chuyển, không thể đặt lịch hẹn, người bận đi làm hoặc sống trong khu vực chưa có nhà cung cấp vắc xin.

Do đó, nhiều chính quyền địa phương và tiểu bang đang xây dựng các phòng tiêm vắc xin di động và loại bỏ các yêu cầu đặt hẹn.

Nhóm thứ hai là những người đang chưa muốn tiêm ngay để chờ xem tác động của vắc xin (cả lợi lẫn hại). 

Khi có nhiều người chủng ngừa, đối tượng đang nghi ngờ sẽ thấy vắc xin không có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Họ cũng nhận ra tác dụng của vắc xin khi số ca bệnh giảm từ 70.000 ca một ngày vào giữa tháng 4 xuống hơn 40.000 ca (ngày 9/5). 

Nhóm thứ ba là những người phản đối vắc xin, đặc biệt là đối tượng bị thuyết phục bởi thông tin sai lệch và các thuyết âm mưu.

Các quan chức cho biết, quảng bá quyền tự do của những người được chủng ngừa là cách hiệu quả để khuyến khích nhiều người tiêm vắc xin hơn. Họ sẽ muốn được như người thân, bạn bè tận hưởng cuộc sống bình thường trước đại dịch như đi xem hòa nhạc và gặp gỡ mọi người.

An Yên (Theo NY Times)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Tin quốc tế - 24/10/2023

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Tin quốc tế - 06/10/2023

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tin quốc tế - 12/05/2023

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tin quốc tế - 05/04/2023

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Tin quốc tế - 05/04/2023

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới