Thông tin “nhận biết người tiêm vaccine Covid-19 thông qua sắc thái màu của máu” là tin giả

Theo Nhân Dân 08:38 23/09/2021 - Tin quốc tế
Các sắc thái màu khác nhau của máu không hề biểu thị một ai đó đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay chưa, như thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày vừa qua.
Bức ảnh đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. (Ảnh: Reuters)
Bức ảnh đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. (Ảnh: Reuters)

 

Thông tin lan truyền

Một số người dùng mạng xã hội đã chia sẻ một bức ảnh chụp hai túi máu đầy - một túi màu đỏ thắm, một túi màu đỏ gạch, kèm theo đó là tuyên bố rằng số máu trên lần lượt được lấy từ một người chưa được chủng ngừa và một người đã được chủng ngừa.

Bức ảnh đã được sử dụng làm bằng chứng để cáo buộc rằng máu từ những người đã được tiêm vaccine Covid-19 là không an toàn. Một chủ tài khoản Facebook còn viết: “Bạn sẽ làm gì nếu bạn đang cần truyền máu, trong khi lựa chọn duy nhất là máu của người đã bị nhiệm bệnh ở bên tay phải?”

Kiểm chứng

Hai chuyên gia y tế đã chia sẻ với Reuters rằng thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật. Đúng là máu có thể có sắc thái màu khác nhau, song điều này không có bất kỳ liên quan nào đến vaccine ngừa Covid-19.

“Hình ảnh trên rõ ràng là giả,” ông Skyler Johnson, trợ lý giáo sư tại Khoa Xạ trị Ung thư, Viện Ung thư Huntsman, Đại học Utah, nói với Reuters qua email.

Ông cho biết không có bất kỳ cơ sở lý thuyết hay sinh học nào cho ý tưởng rằng vaccine có thể làm thay đổi màu sắc máu của một ai đó.

Reuters cũng dẫn lời Tiến sĩ Paul Strengers, chuyên gia tư vấn tại Hiệp hội Chiết tách Huyết tương Quốc tế - IPFA, cho biết máu có thể có “nhiều màu khác nhau”, nhưng không có sắc thái màu nào liên quan đến vaccine.

“Máu có nhiều màu, bao gồm đỏ, xanh dương, xanh lá cây và tím. Các sắc thái màu này bắt nguồn từ các phân tử protein vận chuyển oxy trong máu,” ông Strengers nói.

“Các protein khác nhau tạo ra các màu sắc máu khác nhau. Ví dụ, nếu ai đó đã ăn một bữa ăn giàu chất béo, màu sắc của máu vào ngày hôm sau sẽ cho thấy, bề mặt của huyết tương (màu vàng) đã chuyển thành màu trắng. Nguyên nhân là do chất béo trong máu nổi lên trên huyết tương và hình thành một lớp mỡ màu trắng trên bề mặt.”

Trong khi đó, việc tiêm vaccine giúp tăng cường nồng độ các kháng thể cụ thể trong cơ thể “do tác động của hoạt chất (kháng nguyên) trong vaccine.” Ông Strengers cho biết thêm: “Các kháng thể [cụ thể] không có màu sắc.”

Giải thích về khả năng có nhiều sắc thái màu khác nhau của máu đỏ, ông Johnson nói: “Hình ảnh trên, mặc dù rất khó để nói chắc chắn, có khả năng miêu tả việc lấy máu tĩnh mạch (màu sẫm hơn) và lấy máu động mạch, và thậm chí có thể là từ cùng một bệnh nhân.”

Ngoài ra, máu cũng thay đổi sắc thái nếu được bảo quản trong một khoảng thời gian, bởi khi đó nó trải qua quá trình trao đổi chất, chuyển sang trạng thái không oxy hóa.

Khẳng định

Tuyên bố trong bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. Các sắc thái màu khác nhau của máu đỏ không cho biết ai đó có vấn đề sức khỏe sau khi tiêm chủng, đồng thời cũng không biểu thị một người đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay chưa.

 
VĂN TOẢN (Theo Reuters)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Tin quốc tế - 09/05/2024

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Tin quốc tế - 24/10/2023

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Tin quốc tế - 06/10/2023

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tin quốc tế - 12/05/2023

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tin quốc tế - 05/04/2023

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới