Tiêm vaccine có thể vẫn bị lây nhiễm nCoV

Theo VnExpress 10:20 03/04/2021 - Tin quốc tế
Giới khoa học chưa rõ liệu người được tiêm vaccine ngừa Covid-19 có được bảo vệ hoàn toàn khỏi nguy cơ bị nhiễm và lây truyền nCoV.

Ngày 1/4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) rút lại tuyên bố của giám đốc CDC Rochelle P. Walensky về khả năng lây nhiễm nCoV của người đã tiêm phòng. Trong phỏng vấn ngày 30/3, tiến sĩ Walensky đề cập tới số liệu của CDC cho thấy tiêm một mũi vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech có hiệu quả chống lây nhiễm ở mức 80%, còn hai mũi là 90%.

Theo thống kê của CDC, người đã tiêm vaccine sẽ khó bị nhiễm và lây truyền virus, nhưng bình luận của tiến sĩ Walensky lại gây tranh cãi khi ngầm khẳng định vaccine có khả năng bảo vệ hoàn toàn. "Số liệu từ CDC cho thấy người đã tiêm phòng không bị nhiễm virus và không ốm. Điều này không chỉ xảy ra ở thử nghiệm lâm sàng mà còn trong thực tế", bà nói.

John Moore, nhà virus học tại trường Y Weill Cornell, New York, nhận định: "Ai cũng biết vaccine có hiệu quả đáng kể trong phòng chống lây nhiễm. Ngày càng có nhiều dữ liệu chứng minh điều đó. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn 100%. Đây là thông điệp sức khỏe cộng đồng quan trọng cần được hiểu đúng", ông Moore nói thêm.

Một số chuyên gia cho rằng việc hiểu sai có thể phản lại lời kêu gọi người dân tiêm phòng của CDC. "Không thể có chuyện nghiên cứu nói một đằng, người kể lại một nẻo. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ rằng chính phủ đang phóng đại khả năng của khoa học và đi ngược với lời khuyên rằng người dân nên đeo khẩu trang sau khi tiêm", theo tiến sĩ Peter Bach, giám đốc Trung tâm Chính sách và Kết quả Y tế tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, New York.

Các vaccine Covid-19 đều có hiệu quả tuyệt vời trong việc chống lại bệnh nghiêm trọng và tử vong do Covid-19, nhưng khả năng phòng ngừa lây nhiễm của chúng vẫn chưa rõ ràng.

Nghiên cứu của CDC công bố ngày 29/2 cho ra các kết quả đáng hoan nghênh rằng vaccine là công cụ đắc lực giúp ngăn chặn sự lây nhiễm virus. Nghiên cứu trên 3.950 nhân viên y tế cho thấy hai tuần sau khi tiêm vaccine, phần lớn người tham gia không nhiễm nCoV.

Song, số liệu cập nhật từ cuộc thử nghiệm lâm sàng của Pfizer và BioNTech, được công bố ngày 31/3, cho thấy 77 người đã tiêm phòng mắc Covid-19, so với 850 bệnh nhân dùng giả dược. "Có thể thấy rõ ràng một số người vẫn nhiễm nCoV dù đã tiêm phòng", Paul Duprex, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vaccine tại Đại học Pittsburgh, cho biết.

Số ca nhiễm ở người tiêm vaccine Johnson & Johnson và AstraZeneca có thể cao hơn do những vaccine này có hiệu quả thấp hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn đáng để sử dụng nhờ khả năng chống lại bệnh nặng và tử vong. Ngoài ra, tỷ lệ lây nhiễm sẽ cao hơn ở người bị nhiễm biến thể virus (do biến thể chứa đột biến có khả năng giảm hiệu quả của vacicne).

null

Một người đàn ông đang được tiêm liều vaccine Moderna đầu tiên ở Bronx vào ngày 1/4. Ảnh: New York Times.

Trước tình trạng các ca Covid-19 tại Mỹ gia tăng trở lại, ngày 29/3, tiến sĩ Walensky kêu gọi công chúng tiếp tục đề phòng: "Tôi mong các bạn hãy chịu đựng thêm một chút nữa. Hãy tiêm phòng khi có thể, để tất cả những người ta yêu thương đều vẫn sống khi đại dịch này kết thúc".

Giới chuyên gia cho rằng người đã tiêm phòng cần tiếp tục bảo vệ những người chưa có đề kháng với nCoV. "Những ai đã tiêm vaccine không nên từ bỏ khẩu trang ở thời điểm này. Đại dịch vẫn chưa kết thúc", tiến sĩ Moore nhận định.

Mai Dung (Theo NYTimes)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Tin quốc tế - 09/05/2024

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Tin quốc tế - 24/10/2023

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Tin quốc tế - 06/10/2023

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tin quốc tế - 12/05/2023

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tin quốc tế - 05/04/2023

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới