Tiếng còi cấp cứu thay chuông nhà thờ Giáng sinh

MỸ - Kerry Palumbo, 52 tuổi, ở Pennsylvania, hy vọng sum vầy cả nhà dịp Giáng sinh, song ước mong này khó thực hiện bởi cô e ngại mang nCoV về nhà.

Gia đình Palumbo, gồm bố mẹ ở tuổi 70, hai con học đại học và một anh ruột. Kerry dạy học mỗi ngày tại trường trung học Palmerton, kể cả khi dịch bệnh bùng phát, dạy cả học sinh lên lớp và trực tuyến.

"Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là sẽ mang virus về gia đình. Tôi không biết mình sẽ xử lý thế nào nếu để điều đó xảy ra", cô chia sẻ. "Không ai trong chúng tôi đủ tự tin như hồi trước Lễ Tạ ơn, rằng Giáng sinh an lành năm nay sẽ đến".

"Chúng ta cần cố gắng vượt qua mùa thu đông này, bởi nó chẳng hề dễ dàng", tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, phát biểu hồi đầu tháng 9.

Monica Johnson, chuyên gia tâm lý tại New York, nhận định: "Trạng thái tâm lý phổ biến ở nhiều người là cảm thấy như thế giới đang sụp đổ".

Sau gần 12 tháng, Mỹ chưa thoát khỏi đại dịch đã đeo bám kể từ mùa xuân. Ngược lại, số ca nhiễm nCoV tăng đột biến trên toàn quốc. Tính đến ngày 22/12, Mỹ ghi nhận hơn 18,4 triệu ca nhiễm, ít nhất 326.000 ca tử vong.

Cảm giác ớn lạnh hiện diện theo cả nghĩa đen. Mỹ có thể phải đón Giáng sinh trong tiếng còi cấp cứu, thay vì nhịp chuông nhà thờ, các chuyên gia cảnh báo.

Người Mỹ hoang mang khi nhận các thông điệp không nhất quán từ chính phủ. Họ mệt mỏi, tổn thương sâu sắc sau nhiều tháng chết chóc, phong tỏa và chật vật đối phó với đồng hồ sinh học rối loạn.

Đại dịch chưa kết thúc dù đã có vaccine. Trước khi một người bình thường được tiếp cận chương trình tiêm chủng, số ca nhiễm nCoV trong mùa đông chắc chắn còn leo thang. Giáng sinh và năm mới có thể khiến virus lây lan vì mọi người trở về nhà đoàn tụ với gia đình. Số khác tiếp tục sống trong cảnh cô lập.

Một người phụ nữ đeo khẩu trang, ra ngoài trong cơn bão tuyết ở quận Bronx, thành phố New York, ngày 17/12. Ảnh: AP
Một người phụ nữ đeo khẩu trang, ra ngoài trong cơn bão tuyết ở quận Bronx, thành phố New York, ngày 17/12. Ảnh: AP

Khi dịch bệnh suy yếu hồi mùa hè, người Mỹ đã tìm lại được vẻ đẹp của cuộc sống trước đại dịch bằng việc đi chơi trong công viên, đạp xe ngoài đường phố. Tháng 9, dịch vụ thuê xe đạp CitiBike của New York đã phá vỡ kỷ lục doanh số, theo người phát ngôn công ty.

Song, ra ngoài vào mùa đông là một viễn cảnh rất khác. Người dân thường có xu hướng ở trong nhà khi nhiệt độ giảm. Đây là môi trường khiến virus lây lan mạnh nhất.

Regan Weal, người điều phối các chuyến xe buýt tại Metropolitan Transit Authority, cho biết cả số lượng tài xế lẫn điều kiện làm việc của họ đã được cải thiện. Hơn 130 nhân công đã chết vì Covid-19.

"Tôi lo lắng đến khi trời lạnh, mọi người sẽ đi xe buýt nhiều hơn vì họ không muốn đi bộ đến bến tàu", bà nói.

Rio Santisteban, 27 tuổi, là một cư dân thành phố New York. Anh cho biết trải nghiệm về đại dịch là "chuyến tàu lượn siêu tốc", khi Covid-19 suy yếu vào mùa hè và trở lại đột ngột, chết chóc hơn trong mùa đông. Anh và nhiều đồng nghiệp mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, một biểu hiện của trầm cảm cấp độ thấp.

Santisteban nói: "Tôi bắt đầu mất năng lượng để đi ra ngoài hoặc gặp gỡ bạn bè. Mọi thứ trở nên khó khăn và khốc liệt hơn rất nhiều. Gặp mọi người thành ra quá mệt mỏi so với việc chỉ nằm dài ở nhà, không làm gì".

Để đối phó với tình trạng đó, anh mua một dãy đèn rọi sáng trong nhà và cố gắng ra ngoài gặp bạn bè trong những tháng mùa đông. Đây vốn là lời khuyên của chuyên gia Alycia Scott, Khoa Tâm lý học, Đại học Rutgers. Alycia Scott khuyên những người mắc chứng trầm cảm theo mùa nên cố gắng thoát khỏi cảm giác cô lập trong đại dịch.

Philipipe Massoud, chủ nhà hàng tại Manhattan cũng đối mặt với tình trạng tương tự. Ông đã "mất" hai phần ba số nhân viên của mình, song vẫn cố gắng mở cửa trước khi dịch bệnh quay trở lại. Đến nay, ông không chắc chắn liệu mình có thể chống chọi với đợt bùng phát thứ hai vào mùa đông hay không.

"Tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể chịu được việc thay đổi cảm xúc quá nhiều. Một ngày, tôi thức dậy và nghĩ rằng mình chẳng còn gì. Đến hôm khác tôi lại tràn đầy hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn. Ngày thứ ba, tôi lại mất đi tất cả", ông nói.

Trước khi đắc cử Tổng thống, Joe Biden đã đưa ra cảnh báo: "Chúng ta sắp bước vào mùa đông đen tối".

Ngày 21/12, ông Biden đã tiêm vaccine Covid-19 tại bệnh viện Christiana Care ở Wilmington, Delaware. Toàn bộ quá trình được truyền hình trực tiếp.

"Tôi làm điều này để chứng minh rằng mọi người nên chuẩn bị sẵn sàng để tiêm vaccine. Không cần phải lo lắng điều gì", ông nói.

Khi vaccine được phê duyệt, người Mỹ hy vọng đặt một dấu chấm hết cho đại dịch, hoặc ít nhất là hy vọng ở tương lai. Song trước khi thời điểm đó đến, người dân sẽ phải đối mặt với mùa đông và một Giáng sinh đáng sợ, ảm đạm.

Thục Linh (Theo AP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Tin quốc tế - 24/10/2023

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Tin quốc tế - 06/10/2023

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tin quốc tế - 12/05/2023

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tin quốc tế - 05/04/2023

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Tin quốc tế - 05/04/2023

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới