WHO tìm được manh mối quan trọng về nguồn gốc nCoV
Tiến sĩ Peter Daszak, nhà động vật học đến từ Mỹ, thành viên phái đoàn WHO, dự kiến các dữ liệu này sẽ được công bố trước 10/2. Họ muốn biết tại sao nCoV có liên quan tới loài dơi cách đó hơn 1.600 km và phát tán ở Vũ Hán, gây ra dịch bệnh tồi tệ nhất trong hơn một thế kỷ qua. Hơn 100 triệu người mắc bệnh và hơn 2 triệu người chết trong vòng một năm qua vì Covid-19.
Daszak cho biết cuộc điều tra sẽ tạo nên một bước ngoặt trong việc kiểm soát đại dịch.
"Đây có thể là bước đầu tiên giúp chúng ta hiểu sâu sắc điều gì đã xảy ra nhằm ngăn chặn dịch bệnh trong tương lai. Nó giúp chúng ta tránh được khủng hoảng kinh tế toàn cầu và hạn chế tỷ lệ tử vong trong khi chờ đợi vaccine", ông cho biết.
Trước đó, khi chưa xác định được bằng cách nào mà virus trên dơi nhảy sang người, một số ý kiến cho rằng virus có nguồn gốc từ Viện Virus Vũ Hán. Tuy nhiên luận điểm này bị tiến sĩ Daszak và nhiều nhà khoa học bác bỏ.
Các điều tra viên đã đến thăm Viện Virus và tham vấn tiến sĩ Thạch Chính Lệ, chuyên gia nghiên cứu về các trường hợp mắc Covid-19 sớm nhất. Theo Daszak, công việc được thực hiện nhờ sự hợp tác giữa các nhà khoa học của WHO và Trung Quốc.
"Chúng tôi phải bao quát toàn bộ các tuyến điều tra quan trọng để công bằng với chủ nhà Trung Quốc. Họ cũng phải nghiên cứu như vậy trong vài tháng qua", ông nói.
Các chuyên gia tập trung nghiên cứu yếu tố động vật, dịch tễ học và mẫu lấy từ môi trường. Daszak cho biết dữ liệu giải trình tự gene đang giúp các nhà khoa học xác định mối liên quan giữa bệnh nhân và động vật hoang dã.
Theo ông Daszak, chuyến đi đến chợ Hoa Nam đặc biệt hữu ích cho cuộc điều tra. Khu chợ chủ yếu bán thịt và động vật hoang dã tươi sống. Nó là tâm điểm trong đợt bùng phát dịch bệnh.
Mặc dù chợ đã bị đóng cửa gần như ngay lập tức sau khi phát hiện các ca nhiễm đầu tiên, nó vẫn còn khá nguyên vẹn. "Mọi người rời đi một cách vội vàng, để lại thiết bị, đồ dùng và bằng chứng về những gì diễn ra. Đó là những manh mối mà chúng tôi xem xét", ông nói hôm 5/2.
Việc truy đường lây của virus rất phức tạp và "mất một thời gian dài". Daszak tuyên bố: "Tôi tin mình đã thu được một số thông tin và hy vọng có thể đưa ra lời giải thích chắc chắn về điều đó vào cuối chuyến đi này".
Trong khi đó, thành viên khác của nhóm điều tra cho biết việc tìm ra nguồn gốc của đại dịch rất phức tạp và cần thêm nhiều năm nghiên cứu.
Nguồn gốc của nCoV bị chính trị hoá sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc không minh bạch dữ liệu và chậm xử lý ổ dịch. Bắc Kinh lại tuyên bố Covid-19 có thể bắt nguồn từ nơi khác.
Tiến sĩ Dwyer, chuyên gia của Australia về HIV/AIDS, người từng làm việc cho WHO trong dịch cúm gia cầm H5N1, cho biết vấn đề nan giải của đại dịch là những người mang mầm bệnh không triệu chứng có thể không biết họ mắc bệnh. Điều này góp phần làm virus lây lan nhanh chóng.
Ông khẳng định cần điều tra nhiều hơn nữa về đường lây truyền nCoV qua động vật cũng như sự hình thành kháng thể với virus ở những người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng.
Mạnh Kha (Theo Strais Times)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Tin quốc tế - 09/05/2024
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Tin quốc tế - 24/10/2023
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
Tin quốc tế - 06/10/2023
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tin quốc tế - 12/05/2023
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao
Tin quốc tế - 05/04/2023
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao