Diễn biến mưa lớn ở Bắc và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới

05:39 24/05/2022 - Xã hội
Ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết - Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thông tin về tình trạng mưa lớn kéo dài trong mấy ngày qua và cảnh báo mùa mưa bão năm nay.

Thưa ông, trong những ngày qua, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa lớn kéo dài. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo đợt mưa này bao giờ chấm dứt và diễn biến mưa lớn ở Bắc và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới như thế nào, liệu có tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiên tai nguy hiểm không, thưa ông?

Ông Trần Quang Năng: Trong 2-3 ngày vừa qua, trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đang tồn tại vùng hội tụ gió mạnh gây mưa lớn. Nhận định, vùng hội tụ gió sẽ hoạt động yếu dần từ ngày 24.5.

Dự báo, ngày 24.5, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm; riêng khu vực Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa phổ biến 80-150mm, có nơi trên 180mm. Từ ngày 25.5, mưa vừa, mưa to diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng giảm dần.

Trong khoảng 5-7 ngày tới, mặc dù mưa lớn đã giảm nhưng mưa dông diện rộng ở vùng núi Bắc Bộ vẫn có khả năng kéo dài, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.

Do mưa lớn đã xảy ra trong thời gian qua và có khả năng xảy ra mưa dông nhiều ngày tới nên ở vùng núi và trung du Bắc Bộ cần đặc biệt đề phòng các loại hình thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, lũ quét, sạt lở, ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

- Thưa ông, người dân khá lo ngại khi thời tiết gần đây diễn biến có phần “khác lạ”. Việc cuối tháng 5 vẫn có không khí lạnh, bên cạnh đó, việc xuất hiện mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi có bất thường so với quy luật thời tiết hay không thưa ông?

Tháng 5 là thời kỳ chuyển dần sang mùa mưa ở các tỉnh Bắc Bộ. Trong thời gian qua có những đợt tăng cường không khí lạnh nén rãnh áp thấp xuống Bắc Bộ gây mưa lớn ở khu vực này.

Dự báo trong thời gian tới, tần suất mưa lớn ở Bắc Bộ sẽ có xu hướng xảy ra nhiều hơn khu vực này khi bước vào cao điểm mùa mưa.

Do vậy các cấp chính quyền địa phương và người dân ở miền Bắc nói chung, ở vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nói riêng cần đặc biệt đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá, lũ, lũ quét, ngập úng đang có xu hướng gia tăng.

Ông có thể cho biết, nhận định xu thế thiên tai trong thời gian tới và 6 tháng cuối năm sẽ diễn biến thế nào, liệu có tiếp tục diễn biến cực đoan không, thưa ông?

Cần phải nói rằng, trước hết do tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng tính bất thường và cường độ của cực đoan khí hậu và hiện tượng ENSO đang ở trang thái La Nina (pha lạnh) sẽ chi phối đến diễn biến thiên tai trong mùa mưa bão năm nay ở nước ta theo hướng lạnh hơn, mưa lũ nhiều hơn và diễn biến bão phức tạp hơn so với bình thường, nhất so với năm 2021.

Dự báo trong số 10-12 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông có 5-7 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Có dấu hiệu xảy ra dồn dập và có cường độ mạnh trong những tháng cuối năm.

Bắc Bộ được dự báo mưa nhiều gây lũ, lũ quét, sạt lở đất trong tháng 6-8. Khả năng sẽ xuất hiện các đợt mưa lớn gây lũ và ngập lụt vào tháng 10 – 11 ở Trung Bộ. Tuy nhiên, vào cuối mùa mưa lại có dấu hiệu thiếu hụt lượng mưa và ảnh hưởng đến hạn hán, xâm nhập mặn của mùa khô năm sau.

- Để ứng phó với các hiện tượng thiên tai bất thường do biến đổi khí hậu, ngành khí tượng thủy văn đã làm gì để nâng cao năng lực cảnh báo, thưa ông?

Trước hết, trong ngắn hạn, cụ thể là trong năm 2022, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ theo dõi chặt chẽ các loại hình thiên tai, ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo sớm khi thiên tai có dấu hiệu xuất hiện và cập nhật theo sát diễn biến thiên tai để các cơ quan hữu quan và người dân có kế hoạch chủ động ứng phó.

Sáng 24.5, nhiều cánh đồng lúa, rau màu, hoa của huyện Mê Linh (Hà Nội) bị ngập lụt do mưa lớn.
Sáng 24.5, nhiều cánh đồng lúa, rau màu, hoa của huyện Mê Linh (Hà Nội) bị ngập lụt do mưa lớn.

Trong dài hạn, sẽ đề xuất việc bổ sung, tăng cường các quan trắc khí tượng thủy văn ở vùng biển, vùng núi chưa có hoặc còn thưa số liệu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công  nghệ để cải tiến các mô hình dự báo, kể cả ứng dụng cả trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự báo thiên tai  khí tượng thủy văn.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu đánh giá đầy đủ hơn về tác động của biến đổi khí hậu đến sự bất thường và sự gia tăng cường độ của các thiên tai khí tượng thủy văn để có thể bổ sung thông tin vào các mô hình, phương án dự báo.

Tuy nhiên, cùng với đó, chúng tôi cần có sự tham gia cả hệ thống, của cả xã hội, cộng đồng, các bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt là trong đánh giá phân vùng rủi ro, chia sẻ các số liệu kinh tế xã hội, tăng cường tích hợp với số liệu khí tượng thủy văn quốc gia. Có như vậy chúng ta mới đưa ra các dự báo, cảnh báo tác động phù hợp, từ đó có các phương án ứng phó tối ưu.

 

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Xã hội - 05/08/2023

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Xã hội - 03/08/2023

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Xã hội - 21/07/2023

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Xã hội - 20/07/2023

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Xã hội - 20/07/2023

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới