Vì sao ngày càng nhiều cặp vợ chồng trẻ khó có con?

Theo chuyên gia sản khoa, hiện tỷ lệ vô sinh đang gia tăng, trong đó có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30

Bệnh vô sinh chỉ sau ung thư và tim mạch

Ngồi chờ đến lượt khám tại Trung tâm Hiếm muộn, Bệnh viện Bưu điện, cặp vợ chồng trẻ N.H.T. (24 tuổi) và N.T.T. (21 tuổi) đều sống ở Hà Nội cho biết: “Chúng em cưới đã hơn hai năm, vẫn chưa có tin vui, dù cả hai cùng khỏe mạnh”.

Vì sao ngày càng nhiều cặp vợ chồng trẻ khó có con?

Bác sĩ CKI Phạm Văn Hưởng tư vấn cho cặp vợ chồng trẻ hiếm muộn
Bác sĩ CKI Phạm Văn Hưởng tư vấn cho cặp vợ chồng trẻ hiếm muộn

 

Dọc hành lang trung tâm, có không ít những cặp vợ chồng trẻ tuổi như T. tới khám. Chị T.T.O. (32 tuổi, ở Thái Nguyên) kể, cách đây 8 năm đã đậu thai tự nhiên và sinh một bé gái. Tuy nhiên, sau 2 năm có con đầu lòng, vợ chồng chị mong ngóng đứa con tiếp theo nhưng vẫn bặt vô âm tín.

 
 

“Bốn năm nay hai vợ chồng cũng đi khám khắp nơi, Đông y - Tây y đủ cả mà chưa thấy có kết quả. Bác sĩ có nói tôi vô sinh thứ phát mà chưa xác định rõ nguyên nhân”, chị O. chia sẻ.

Tại khu vực chờ khám của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, dù mới 8h sáng cũng đã đông kín bệnh nhân. Vợ chồng chị N.T.H. (30 tuổi, ở Hải Dương) kết hôn đã 4 năm những cũng chưa có con. Lần này đến đây, vợ chồng chị quyết định can thiệp thụ tinh ống nghiệm.

Theo lời chị H., 1 năm sau khi cưới, vợ chồng chị nhận được tin vui, tuy nhiên đến tuần thứ 7 thì thai bỗng ngừng phát triển, nên chị đã hút thai ở một phòng khám tư. Chị H. không ngờ đó là nguyên nhân khiến chị bị dính buồng tử cung. Dù sau này đã được phẫu thuật tách dính buồng tử cung nhưng niêm mạc tổn thương nhiều, chị H. mất đi cơ hội thụ thai tự nhiên.

Theo thống kê của Tổ chức thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao trên thế giới, trong đó 50% số ca mắc bệnh nằm ở độ tuổi dưới 30.

Thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, tỉ lệ khoảng 7,7%. Trong đó, các cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 50%. WHO đánh giá vô sinh nằm trong 3 bệnh phổ biến, sau bệnh ung thư và tim mạch.

Nguyên nhân nào gia tăng vô sinh?

Vì sao ngày càng nhiều cặp vợ chồng trẻ khó có con?

Một ca vô sinh, hiếm muộn được can thiệp hỗ trợ sinh sản
Một ca vô sinh, hiếm muộn được can thiệp hỗ trợ sinh sản

 

“Tình trạng vô sinh, hiếm muộn, nhất là ở các cặp vợ chồng trẻ có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do vợ, do chồng hoặc do cả hai. Quá trình điều trị tại nhiều cơ sở y tế cho thấy, không ít cặp vợ chồng phải mất 5 - 7 năm để điều trị vô sinh. Thậm chí, có những trường hợp kém may mắn dù điều trị nhiều năm cũng không thể có con”, BS. Phạm Văn Hưởng, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thông tin.

Theo BS., tỷ lệ nguyên nhân do nam chiếm 40%, nữ 40%, 10% do cả hai, ngoài ra khoảng 10% là chưa rõ nguyên nhân. Đồng thời, tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm và chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh.

BS. Vũ Thị Hồng Liên, chuyên khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ thêm, quá trình thăm khám cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, nhóm nguyên nhân vô sinh ở nữ giới hay gặp nhất là do vòi tử cung và tổn thương dính buồng tử cung. Việc can thiệp vào buồng tử cung để nạo hút thai sẽ ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi thai sau này… Do đó, người phụ nữ sẽ khó mang thai hoặc nếu mang thai sẽ dễ bị lưu sảy thai và đẻ non.

Đối với nhóm nam giới, các bất thường về tinh trùng, số lượng, chất lượng tinh trùng thậm chí không tinh trùng (chiếm khoảng 10 - 15%) do tắc ống dẫn tinh, xuất tinh ngược, lao, quai bị, viêm tinh hoàn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu... là nguyên nhân chủ yếu.

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp về bệnh vô sinh, còn nhiều yếu tố nguy cơ trong cuộc sống như căng thẳng, lo âu, thói quen lạm dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá; áp lực công việc, tính chất công việc tiếp cận thường xuyên với sóng điện tử… cũng tác động tới chất lượng sinh sản.

“Nếu thấy những bất thường như không mang thai tự nhiên sau 12 tháng kết hôn, đối với những người trẻ đang mong có con thì nên đi khám và điều trị sớm, tránh tốn nhiều công sức, tiền bạc”, BS. Hưởng khuyến cáo.

Theo BS. Hưởng, phần lớn ca vô sinh, hiếm muộn phải can thiệp sinh sản bằng giải pháp IUI (thụ tinh nhân tạo) hoặc IVF (thụ tinh ống nghiệm) cùng các kỹ thuật hỗ trợ tiên tiến khác.

Chẳng hạn như trong điều trị vô sinh nam, kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE được coi là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng cho những bệnh nhân vô tinh, ngay cả khi tinh hoàn bị teo hay tổn thương nặng do biến chứng của quai bị, bất thường nhiễm sắc thể (mắc hội chứng Klinefelter).

Hoặc với kĩ thuật bơm gel chống dính vào buồng tử cung sau phẫu thuật kết hợp với liệu pháp hormone giúp cải thiện đáng kể hiện tượng tái dính sau phẫu thuật, tỷ lệ thành công cao, lên tới 70 - 80% (không dính buồng tử cung sau phẫu thuật)…

 

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ vô sinh hiếm muộn, đặc biệt ở người trẻ, theo BS. Phạm Văn Hưởng, mỗi người nên có lối sống lành mạnh, khoa học, đồng thời, nên thực hiện khám tiền hôn nhân và thăm khám sớm khi thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sinh sản.

Đó là cách để giúp các cặp vợ chồng sớm phát hiện, điều trị vô sinh hiếm muộn theo hướng hiệu quả nhất.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Xã hội - 05/08/2023

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Xã hội - 03/08/2023

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Xã hội - 21/07/2023

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Xã hội - 20/07/2023

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Xã hội - 20/07/2023

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới