Vụ 10 người nhập viện: Trong dưa, cà muối hay nem chua có chứa độc tố?

Vụ 10 người nhập viện, 1 người tử vong sau ăn cá chép ủ chua khiến nhiều người lo lắng liệu độc tố Botulinum còn có trong những thực phẩm nào.

Vi khuẩn C. Botulinum chỉ sinh độc tố trong môi trường kín

Trước sự việc nhiễm độc Botulinum khi ăn cá chép ủ chua ở Quảng Nam, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu trong dưa muối, cá muối hay nem chua có sinh độc tố này không?.

Trả lời cho thắc mắc này, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ sinh học và thực phẩm cho biết: “Trong dưa muối, cà muối là môi trường ủ chua, hơn nữa hàm lượng chất dinh dưỡng kém nên không tạo điều kiện cho vi khuẩn C. Botulinum phát triển. Thông thường, vi khuẩn này “ưa thích” các loại có chứa nhiều protein nên phát triển mạnh.

 
 

Trong nem chua thì có thể có vi khuẩn C.Botulinum, nhưng thông thường nem chua không gói kín tuyệt đối nên khi lên men chua lactic đủ sẽ tiêu diệt loại vi khuẩn này. Đó là lý do, hiếm khi gặp tình trạng ngộ độc sau khi ăn nem chua".

Ông Thịnh cho rằng, xét tính chất của cà, dưa muối theo cách dân gian không có tính độc hại, nếu quá trình chế biến bảo đảm vệ sinh và ăn số lượng vừa phải, đúng lúc.

Vụ 10 người nhập viện: Trong dưa, cà muối hay nem chua có chứa độc tố?

1 ca ngộ độc Botulinum được điều trị tại BV Quảng Nam
1 ca ngộ độc Botulinum được điều trị tại BV Quảng Nam

 

Độc tố Botulinum là chất gây độc thần kinh, làm liệt cơ. Vi khuẩn C. Botulinum tạo ra 8 loại độc tố thần kinh khác nhau (từ type A đến type H).

Triệu chứng ngộ độc Botulinum là nhìn đôi, nhìn mờ, sụp mi mắt, nói ngọng, nuốt khó, khô miệng và yếu cơ. Trẻ em bị ngộ độc Botulinum biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, táo bón, khóc yếu và trương lực cơ giảm. Nếu không điều trị, người bệnh có thể tiến triển dần yếu liệt tay chân và toàn thân.

Triệu chứng thường khởi phát từ 18 - 36 giờ sau khi ăn uống thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc có thể xuất hiện sớm sau 6 giờ hoặc muộn hơn sau 10 ngày.

Trường hợp nặng, cơ hô hấp bị tổn thương dẫn đến suy hô hấp và tử vong nhanh chóng nếu không được hỗ trợ hô hấp, thở máy.

Những trường hợp ngộ độc Botulinum nặng cần điều trị hỗ trợ, đặc biệt là thở máy, có thể phải điều trị hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

Trở lại vụ việc liên quan tới vụ ngộ độc sau khi ăn cá chép muối chua tại Quảng Nam khiến 10 người nhập viện, trong đó có 1 người tử vong, chuyên gia đã xác định nguyên nhân do vi khuẩn C.Botulinum. Cũng liên quan đến độc tố Botulinum, cách đây ít năm, rất nhiều người ngộ độc sau khi dùng sản phẩm đóng hộp pate Minh Chay.

PGS. Duy Thịnh cho rằng: Bản thân cá không độc mà do nhiễm vi khuẩn yếm khí C. Botulinum sinh độc tố rất mạnh khi gặp môi trường thuận lợi. Ví như trường hợp này, cá sống có thể nhiễm vi khuẩn trong khi chế biến, sau đó lại được ủ vào hộp thủy tinh đóng kín, trong 2-3 tuần, đã tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn C.Botulinum phát triển, sinh độc tố.

Đây là loại vi khuẩn gram dương sinh ra ngoại độc tố, được hiểu nó phát triển đến đâu thì tiết ra chất độc đến đó, ngấm vào thực phẩm nên khi ăn vào sẽ bị độc ngay. Khác với loại vi khuẩn nội độc tố, nó sinh độc tố phía trong, chỉ khi con người ăn phải, vi khuẩn vào trong cơ thể mới phát triển và sinh độc tố chậm, gây ngộ độc.

Ông Duy Thịnh cho biết thêm, loại vi khuẩn C.Botulinum có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng nó chỉ phát triển khi gặp môi trường thuận lợi. Đây là loại vi khuẩn yếm khí nên gặp môi trường kín nó sẽ phát triển.

Phòng ngộ độc vì khuẩn C. Botulinum ra sao?

Để phòng chống ngộ độc do vi khuẩn C.Botulinum, theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ , cần bảo đảm an toàn thực phẩm các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm hun khói, thực phẩm lên men yếm khí (thịt, cá ướp, ủ mắm...), thực phẩm bảo quản trong môi trường yếm khí (xông khói...)...

Vi khuẩn C.Botulinum sẽ bị diệt ở 60 độ C trong 30 phút và bởi các hóa chất khử trùng thông dụng; để khử độc tố cần đun sôi 100 độ C ít nhất 15 phút; để diệt nha bào cần đun ở 100 độ C ít nhất một giờ, hoặc hơi nước nóng ở áp lực cao hay sấy khô trên 160 độ C ít nhất 30 phút.

Ngoài ra, hiện nhiều người Việt có thói quen chế biến thực phẩm và hút chân không để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc bên ngoài môi trường với nhiệt độ bình thường để sử dụng. Tuy nhiên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc Botulinum.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình không nên cho thực phẩm vào đóng gói kín, không đủ điều kiện tiệt trùng nguy cơ ngộ độc độc tố Botulinum rất lớn do độc tố này được sinh ra trong môi trường yếm khí, khi dụng cụ bao gói không bảo đảm an toàn.

Đồng thời, người dân thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống chín, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Xã hội - 05/08/2023

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Xã hội - 03/08/2023

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Xã hội - 21/07/2023

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Xã hội - 20/07/2023

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Xã hội - 20/07/2023

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới