13 con ngựa anh hùng trong cuộc chiến bạch hầu

MỸ - Hơn một thế kỷ qua, giới y khoa Mỹ thường nhắc đến 13 con ngựa tại Học viện Claremont, Manhattan, như những "anh hùng" trong cuộc chiến chống bệnh bạch hầu.

Từ 13 con ngựa ban đầu vào năm 1894 này, phương pháp điều chế vaccine và thuốc kháng độc tố từ huyết tương của ngựa đã giúp thế giới thoát khỏi đại dịch bạch hầu cả trăm năm qua. Những ca bạch hầu chỉ còn xuất hiện rải rác ở vùng xa, nơi trình độ dân trí thấp. 

Bạch hầu lần đầu tiên được "cha đẻ của ngành y học" Hippocrates miêu tả vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Khoảng thế kỷ 17-18, bạch hầu bùng phát thành nhiều đợt dịch, gây chết người hàng loạt ở châu Âu và châu Mỹ.

Khi đó, bạch hầu là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất cho trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 14. Triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, sưng hạch ở cổ, ho, chảy nước dãi, da xanh tái... Vi khuẩn bạch hầu tạo ra một màng dày phía sau họng, làm tắc nghẽn đường thở, tiết độc gây tê liệt, tổn thương tim và thận trong vài tuần. 

Dịch bệnh hoành hành tại Mỹ suốt những năm cuối của thế kỷ 18, chỉ dừng lại sau khi tiến sĩ Hermann Biggie, trưởng nhóm chuyên gia vi khuẩn, Sở Y tế Thành phố New York, giới thiệu loại kháng độc tố điều trị bạch hầu, dựa trên huyết thanh ngựa. Đây vốn là phương pháp được phát triển bởi bác sĩ người Đức Emil von Behring và bác sĩ Émile Roux, đến từ Pháp. 

Vào mùa hè năm 1894, Tiến sĩ Biggie thực hiện một chuyến đi thực tế châu Âu. Ông chứng kiến hai bác sĩ Behring và Roux sử dụng huyết thanh ngựa để sản xuất kháng độc tố quy mô lớn, hiệu quả vượt trội, ngăn ngừa một nửa số ca tử vong, đặc biệt nếu tiêm trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm khuẩn. Đây được coi như phương pháp điều trị đầu tiên trong lịch sử loài người có thể chống lại một căn bệnh truyền nhiễm khốc liệt. Ấn tượng mạnh mẽ, Biggie lập tức liên lạc với các đồng nghiệp của mình, tìm kiếm ngựa để bào chế thuốc. 

Hình vẽ trên Tạp chí Scientific American, ngày 17/11/1894, minh họa cảnh bác sĩ lấy huyết tương từ ngựa là thuốc kháng độc tố. Ảnh: Archive of Dr. Howard Markel
Hình vẽ trên Tạp chí Scientific American, ngày 17/11/1894, minh họa cảnh bác sĩ lấy huyết tương từ ngựa là thuốc kháng độc tố. Ảnh: Archive of Dr. Howard Markel

Ban đầu, các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm trên các loại động vật khác như cừu, dê và chó. Tuy nhiên ngựa vẫn là sự lựa chọn tối ưu, bởi lượng kháng độc tố lớn. Sau khi được tiêm vi khuẩn bạch hầu ở một mức độ ổn định, hệ miễn dịch của chúng tự phát triển kháng thể trung hòa để loại bỏ mầm bệnh. Hầu hết các cá thể sống sót sau khi tiêm, không phát triển triệu chứng nghiêm trọng nào ngoài mất cảm giác ngon miệng. 

Sau này, giới y khoa Mỹ thường nhắc đến 13 con ngựa tại Học viện Claremont, Manhattan, như những "anh hùng" trong cuộc chiến chống lại bạch hầu.

Tuy nhiên, khi ý tưởng về thuốc mới được công bố, Tiến sĩ Biggie gặp không ít khó khăn. Ông cần tới 27.000 USD để tiến hành điều chế. Song thành phố không phân bổ ngân sách trước ngày 1/1/1895. Mong muốn bắt đầu nghiên cứu ngay lập tức, khi thời điểm đang chín muồi, ông và cộng sự của mình là Tiến sĩ T. Mitchell Prudden đã bỏ tiền túi ra để làm điều này. 

13 con ngựa được tiêm độc tố từ vi khuẩn bạch hầu từ tháng 10/1894. Đến tháng 12, các nhà khoa học rút máu của chúng vào 4 bịch y tế và làm lạnh khoảng vài ngày. Huyết thanh chứa kháng thể sau đó được tách chiết, tinh chế bằng kỹ thuật phát triển bởi các chuyên gia vi khuẩn thuộc Bộ Y tế. 

Đến ngày 1/1/1895, lượng thuốc đầu tiên được cung cấp ổn định cho các bệnh nhân bạch hầu của New York. Kết quả thu được rất đáng kinh ngạc. Năm 1894, thành phố có 2.870 trường hợp tử vong vì căn bệnh. Đến năm 1900, con số chỉ còn 1.400 và tiếp tục giảm dần trong những thập kỷ sau đó. 

Kháng độc tố bạch hầu trở thành một trong những hiện tượng truyền thông về y học đầu tiên, định nghĩa nền văn hóa đại chúng Mỹ. 

Sau khi thuốc được chấp thuận, New York Herald đã thành lập một quỹ cộng đồng để hỗ trợ phân phối ổn định. Tờ báo và nhiều hãng tin trên thế giới gọi những con ngựa mà Tiến sĩ Biggie sử dụng là "ngựa kháng độc".

Nghiên cứu nhận được sự quan tâm rộng rãi cũng là lúc ông phải chật vật giải thích với công chúng rằng những chú ngựa này được đối xử như các bệnh nhân nhập viện, thay vì vật thí nghiệm. Các nhà khoa học đã lựa chọn chúng từ những cá thể khỏe mạnh nhất, cho ăn thực phẩm lành mạnh và nuôi nhốt trong chuồng nguyên bản. 

Trẻ em tại Indonesia được tiêm vaccine bạch hầu, tháng 12/2017. Ảnh: Reuters
Trẻ em tại Indonesia được tiêm vaccine bạch hầu, tháng 12/2017. Ảnh: Reuters

Năm 1906, 59 con "ngựa kháng độc" được chuyển đến trang trại của Bộ Y tế tại Otisville, ngoại ô thành phố New York. Tại đây, bác sĩ có thể điều chế thuốc trị bạch hầu số lượng lớn, trong đó lượng thuốc trị giá 104.000 USD được phát miễn phí cho người nghèo. Số khác được bán cho các cơ quan y tế quốc gia. Giới chức Mỹ tiếp tục sản xuất hàng loạt kháng độc tố cho đến sau Thế chiến Thứ II. 

Từ năm 1950 đến 1980, quyền điều chế vaccine và các chế phẩm sinh học dựa trên huyết tương của ngựa được chuyển nhượng cho các công ty thương mại. Sở y tế thành phố đã bán trang trại ở Otisville cho một hãng dược vào năm 1987, với quy định những con ngựa đã "nghỉ hưu" sẽ được chăm sóc đến khi qua đời.

Vaccine bạch hầu rất an toàn, hiệu quả đối với trẻ em Mỹ, biến một loại vi khuẩn nguy hiểm chết người thành mầm bệnh bị quên lãng. Năm 1990, một đợt dịch lớn bùng phát tại Liên Xô cũ, Đông Âu và vài nước châu Á, nơi người dân chưa được tiêm chủng. 

Đối với những người mắc bệnh, thuốc kháng độc tố vẫn là sự lựa chọn điều trị hàng đầu. 

Tại Việt Nam, ngày 22/6, tỉnh Đăk Nông đã phải cách ly hơn 300 người do phát hiện một ổ dịch bạch hầu. Đại diện Sở Y tế cho biết đến nay không xác định được nguồn lây trên địa bàn, dù đã ghi nhận 12 ca trong đó một người tử vong. Ngày 25/6, TP HCM cũng ghi nhận một ca bạch hầu. 

Dịch bệnh tưởng như đã bị tiêu diệt bởi các chiến dịch tiêm chủng nghiêm ngặt đột ngột xuất hiện lại, nhắc nhở các quốc gia nên cẩn trọng, đặc biệt là khi Covid-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp. 

Thục Linh (Theo NY Times)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới