Ba sai lầm phổ biến khi bị đột quỵ cần bỏ ngay
Biến chứng nặng vì hiểu sai về đột quỵ
Vài tuần qua, số bệnh nhân chuyển vào Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu tăng 30% so với ngày thường, trung bình 35-50 ca/ngày. Trong đó, đa số bệnh nhân đều đến viện khi đã qua khung giờ vàng.
Đơn cử như trường hợp nam bệnh nhân 60 tuổi ở Thái Bình, được chuyển đến viện ở giờ thứ 26. Bệnh nhân vốn có tiền sử khỏe mạnh nên chủ quan, sau bữa ăn trưa đột ngột tê yếu nửa người trái.
Bệnh nhân nghĩ bị đột quỵ cần nằm bất động để não được nghỉ ngơi, tuy nhiên nằm hơn 1 ngày không đỡ nên ông bảo con đưa đến viện.
Hay trường hợp nữ bệnh nhân 60 tuổi ở Hà Nội, được chuyển vào viện sau hơn 1 ngày bị đột quỵ. Một buổi sáng khi dậy sớm chuẩn bị ra công viên tập thể dục, bà đột ngột thấy yếu nhẹ và tê bì nửa người phải, kèm méo miệng.
Phỏng đoán bị trúng gió, bà tự vào giường nghỉ ngơi. Cùng ngày, con gái gọi bác sĩ châm cứu đến điều trị, giúp bà tập luyện nhưng qua 24 giờ vẫn không cải thiện. Sau khi họp bàn, gia đình quyết định đưa bà đến bệnh viện.
PGS.TS Mai Duy Tôn cho biết, cả hai trường hợp nói trên đều đến viện quá muộn, lỡ mất thời gian vàng “cứu não” nên chịu cảnh tàn phế suốt đời.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 230.000 ca mắc mới đột quỵ, trong đó gần 50% số ca đột quỵ sẽ tử vong, 90% để lại di chứng do hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều đến viện khi đã qua khung giờ vàng.
Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ đến trước 6 giờ tại nước ta trung bình chỉ khoảng 3,5%, riêng các bệnh viện lớn như Bạch Mai, tỷ lệ này ở mức 5-7%.
PGS Tôn cho biết, thời gian vàng để dùng thuốc tiêu sợi huyết là 4-5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ trong 6-8 giờ đầu, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ.
Tế bào não sẽ chết chỉ trong vài phút nếu không được cấp máu hoặc oxy. Đối với đột quỵ thiếu máu não, khi mạch máu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não chết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não “ra đi” và mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chết tương ứng mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường.
“Nếu đến viện càng sớm, tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Các triệu chứng cần nghĩ ngay tới đột quỵ là méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt... Chúng ta không được phép để mất một giây phút nào nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo phương pháp dân gian truyền miệng”, PGS Tôn khuyến cáo.
Ba sai lầm cần bỏ ngay
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo