Bệnh động kinh
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bệnh động kinh là một bệnh lý mạn tính xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát. Sự kích thích vỏ não ở các vùng khác nhau có thể gây ra những biểu hiện khác nhau.
Nguyên nhân
Động kinh hiện là căn bệnh phổ biến với nhiều nguyên nhân gây bệnh đa dạng có thể kể đến như:
Yếu tố di truyền
Một số loại động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, những gen này chỉ là yếu tố khiến người bệnh nhạy cảm hơn khi bị tác động bởi môi trường có thể gây ra những cơn động kinh. Gene chỉ là yếu tố có thể tác động chứ không phải yếu tố quyết định và chắc chắn gây bệnh.
Chấn thương sọ não
Những tai nạn nghiêm trọng khiến cho vùng não bị chấn thương là một trong những nguyên nhân gây bệnh động kinh. Những bệnh gây tổn thương não phải kể đến trường hợp xuất hiện những khối u trong não hoặc từng bị đột quỵ, một số bệnh như viêm màng não, viêm não, cấu trúc bất thường trong não không rõ nguyên nhân... cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh.
Chấn thương trước khi sinh
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt và rất nhạy cảm với những tổn thương ở não. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não... sẽ dẫn đến chứng động kinh ở trẻ sơ sinh. Với trẻ nhỏ, ngay cả khi sốt cao, co giật kéo dài cũng dễ tiến triển thành bệnh động kinh.
Thói quen không lành mạnh
Thói quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh động kinh.
Đối tượng dễ mắc bệnh
Theo bác sĩ Liệu, động kinh không phân biệt độ tuổi, tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở người già và trẻ em. Cụ thể, bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi chiếm khoảng 40%, động kinh xuất hiện dưới 20 tuổi chiếm khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.
Người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh.
Những đối tượng có vấn đề về não như bị chấn thưnoơng não, tổn thương não và nhiễm trùng não như viêm não, viêm tủy sống...
Người bị đột quỵ và các bệnh về mạch máu; bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở người lớn tuổi.
"Những em bé bị sốt giật đều phải được thăm khám vì khi sốt cao đến co giật mà không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh cho trẻ khi đến tuổi trưởng thành" - Bác sĩ Liệu lưu ý.
Các dạng động kinh phổ biến và dấu hiệu nhận biết
Động kinh được chia làm hai dạng chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Một số trường hợp, ban đầu là động kinh cục bộ nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phát triển thành động kinh toàn thể. Ở mỗi dạng bệnh, mỗi người bệnh động kinh lại có những biểu hiện cụ thể khác nhau khi lên cơn động kinh.
Động kinh cục bộ
Những cơn động kinh cục bộ xuất hiện khi một phần trong não có hoạt động bất thường. Chính vì thế, những biểu hiện của bệnh cũng chỉ xảy ra ở một vài bộ phận trong cơ thể. Có thể chia động kinh cục bộ thành hai dạng là động kinh cục bộ đơn giản và động kinh cục bộ phức tạp. Trong động kinh cục bộ có hai loại gồm động kinh cục bộ đơn giản và động kinh cục bộ phức tạp.
Động kinh toàn thể
Những cơn động kinh toàn thể xuất hiện khi hoạt động phóng điện trong não xảy ra quá nhiều gây ảnh hưởng đến toàn thể não bộ. Động kinh toàn thể thường gặp nhất là cơn vắng ý thức và cơn co cứng (hay còn gọi là co giật toàn thể). Bên cạnh đó còn có Hội chứng West. Đây là một dạng động kinh toàn thể thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 đến 8 tháng tuổi, sau đó dừng lại và chuyển sang một dạng động kinh khác khi trẻ lên 4 tuổi. Bệnh còn có tên gọi khác là chứng co thắt sơ sinh.
Phương pháp chẩn đoán
Bác sĩ Liệu cho biết, để chẩn đoán bệnh động kinh, các chuyên gia sẽ thực hiện khám lâm sàng trước, sau đó kết hợp với các phương tiện kỹ thuật hiện đại để có được kết quả chính xác nhất.
Đầu tiên bệnh nhân được khám lâm sàng khai thác về tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng của người bệnh Kiểm tra hành vi, kỹ năng vận động người bệnh để các định dạng động kinh mà người đó có thể mắc phải. Xét nghiệm máu giúp người bệnh biết được dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, di truyền và một số rối loạn khác có thể liên quan đến bệnh động kinh.
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện thực hiện các loại xét nghiệm để thấy rõ tổn thương trong não như điện não đồ, chụp cắt lớp vi tính (CT) quét, chụp cộng hưởng từ (MRI).
Theo bác sĩ Liệu, bệnh động kinh có thể chữa được nhưng nếu không điều trị, biến chứng của bệnh nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Đối với trẻ sơ sinh bị động kinh
Trẻ có nguy cơ ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, giảm calci, giảm đường máu, rối loạn chuyển hóa.
Đối trẻ nhỏ bị động kinh
Trẻ có thể phải đối mặt với những di chứng tổn thương não.
Thanh thiếu niên bị động kinh, đặc biệt là động kinh thể vắng: Có nguy cơ đuối nước khi bơi lội, hoặc ngã khi leo trèo và kết quả học tập sa sút nghiêm trọng do giảm khả năng tập trung.
Đối với những người trưởng thành
Nếu bệnh nhân lên cơn động kinh khi đang lái xe hoặc điều khiển những loại máy móc ở trên cao... có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với phụ nữ và người cao tuổi: động kinh là một căn bệnh đáng sợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc hằng ngày và thậm chí là thiên chức làm mẹ.
"Bệnh động kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây áp lực tâm lý rất lớn cho người bệnh. Đối với nhiều bệnh nhân động kinh, chính thái độ tiêu cực của cộng đồng đã khiến cho họ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập với cuộc sống" - bác sĩ Liệu cho biết thêm.
Điều trị
Phương pháp điều trị động kinh phổ biến là điều trị nội khoa và điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp bệnh cụ thể để lựa chọn phương pháp phù hợp:
Điều trị bệnh động kinh bằng nội khoa
Phần lớn, bệnh nhân động kinh sẽ được sử dụng thuốc kháng động kinh để hạn chế những cơn co giật. Bác sĩ có thể sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều loại thuốc tùy theo thể trạng và mức độ động kinh của người bệnh. Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể lưu ý với một số tác dụng phụ như mệt mỏi, tăng cân và xuất hiện tình trạng phát ban, chóng mặt.
Theo bác sĩ Liệu, sự kiên trì mang tính quyết định trong quá trình điều trị bệnh vì các loại thuốc kháng động kinh thường phải sử dụng lâu dài và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ về các thuốc điều trị khác trước khi sử dụng. Dù ở bất cứ trường hợp nào, người bệnh cũng tuyệt đối không được bỏ thuốc. Bên cạnh đó, họ cần được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh theo dõi và điều trị liên tục.
"Sự hợp tác giữa người bệnh với bác sĩ cũng rất quan trọng. Trong quá trình điều trị, nếu cảm thấy tâm trạng chán nản, mệt mỏi hoặc gặp phải tình trạng bất thường về sức khỏe thì cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức. Nếu người bệnh vẫn sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê... sẽ khiến hệ thần kinh càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến việc điều trị khó khăn, bệnh dễ tái phát", bác sĩ Liệu lưu ý.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Một số bệnh nhân kháng thuốc hoặc điều trị thuốc nhưng không mang lại hiệu quả cao, vẫn xuất hiện những cơn co giật cần phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật. Sau khi hoàn tất quá trình thăm khám, kiểm tra xem bệnh nhân có thể đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn phẫu thuật và xác định những vị trí bị tổn thương của người bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật.
Anh Chi
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo