Bỏ túi ngay 6 mẹo trị hóc xương cá đơn giản tại nhà
Ngậm hoặc nuốt vỏ cam, chanh
Khi bị hóc xương cá, bạn có thể sử dụng vỏ cam chanh để chấm dứt tình trạng này. Trong vỏ cam có hoạt chất khiến xương cá mềm ra và theo nước bọt rơi xuống dạ dày. Cho nên, khi bị hóc xương, bạn ngậm một miếng cam một hồi cho các chất trong vỏ cam tan ra trong miệng, sau đó nuốt vỏ cam đó. Lưu ý chỉ nên lấy vỏ cam nhỏ để tránh bị mắc nghẹn.
Sử dụng tỏi
Tỏi cũng được xem là vị “cứu tinh” mỗi khi bạn bị hóc xương cá. Bạn tìm xem chỗ hóc xương ở vị trí nào rồi bóc một nhánh tỏi nhét vào lỗ mũi. Nếu chỗ hóc xương ở bên trái thì bạn nhét vào lỗ mũi bên phải và ngược lại. Sau đó bịt lỗ mũi bên trái và thở bằng miệng. Một lúc sau bạn sẽ hắt hơi và tự nôn ra, xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài.
Dùng vitamin C
Vitamin C có trong vỏ cam cho nên chúng có tác dụng giống như vỏ cam là sẽ làm mềm xương cá. Do đó nếu không có vỏ cam, hoặc bạn không chịu được vị hăng của vỏ cam, bạn có thể thay bằng một viên vitamin C. Ngậm vitamin C sẽ giúp xương cá mềm ra và trôi xuống bụng. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có tác dụng kháng viêm nhiễm, giảm đau rất tốt lúc vùng thực quản mắc hóc xương chẳng may thương tổn.
Uống nước quả trám
Đây là một cách chữa dân gian rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng mỗi khi bị hóc xương cá. Nếu bị hóc xương cá ở cuống họng, bạn chỉ cần lấy quả trám mài nước uống, xương cá cũng sẽ bị tiêu đi.
Nuốt cơm
Nuốt cơm có lẽ là cách dùng quen thuộc mà hầu hết ai cũng đều biết và lựa chọn để dùng mỗi khi bị hóc xương cá. Mọi người luôn nghĩ cơm sẽ trôi xuống thực quản, do đó xương cá cũng sẽ trôi theo cơm, tuy nhiên cách này chỉ thích hợp với xương nhỏ. Bạn nên hạn chế sử dụng cách này vì có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khi cơm rơi xuống động mạch.
Dùng lá rau má
Có một cách chữa hóc xương cá cực hữu hiệu mà bạn có thể áp dụng đó là sử dụng một ít là rau má, rửa sạch, sau đó nhai và nuốt. Xương cá sẽ theo các dây rau má rơi ra ngoài và trôi xuống dưới.
Những lưu ý khi bị hóc xương cá
- Khi bị hóc xương cá, nếu xương không thể ra được, bạn không nên cố gắng khạc ra hay nuốt vào, bởi hành động này có thể sẽ làm tình hình xấu hơn.
- Tùy vào từng hoàn cảnh mà bạn áp dụng một trong những cách trên nhưng đối với trẻ nhỏ thì nên áp dụng những cách nhẹ nhàng tránh để trẻ quấy khóc sẽ khiến xương cá đâm sâu hơn.
- Nếu xương quá to và sắc nhọn, các biện pháp sơ cứu không giải quyết được thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách xử lí kịp thời.
Huyền Trần (T/H)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo