Cô gái không thể đi bộ quá 5 phút suốt 3 năm
Donna Goddard, sống ở London (Anh), vẫn còn nhớ như in ngày cô bị đứt dây chằng ở chân trong một chuyến đi công tác. Cô gái 27 tuổi phải đi khập khiễng và vết thương vẫn còn đau nhức trong vài tháng sau đó.
Khi Donna dần bình phục, bố của cô qua đời do bị ung thư. Cô gái trẻ trải qua nỗi đau đớn cả về thể chất lẫn tinh thần. “Đó là khoảng thời gian căng thẳng và tôi dường như quên rằng bàn chân mình đang sưng tấy”, Donna kể.
Tới một ngày, cô đi bộ xuống bãi biển và đột nhiên, cô cảm thấy như đang bước trên tảng đá sắc nhọn. Sau đó, mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn cho tới khi cô đi khập khiễng.
“Khi gặp bác sĩ, tôi gào khóc vì mất bố, ghét công việc của mình và đi lại khó khăn. Ông ấy nói rằng tôi đang bị stress nhưng chân của tôi không có vấn đề gì”, Donna nhớ lại.
Tuy nhiên, Donna không phải người dễ bỏ cuộc. Cô tiếp tục đi chụp cộng hưởng từ MRI. Kết quả cho thấy cô bị u dây thần kinh Morton và phải tiêm steroid. Khi mắc căn bệnh trên, bạn sẽ cảm thấy chân đau nhức giống như có một viên đá kẹt trong giày của mình.
Thời gian đầu, Donna tiêm thuốc và chân trở lại bình thường. Nhưng sau đó, căn bệnh tái phát. Cô trải qua cuộc phẫu thuật để cắt dây thần kinh ở chân khiến cô phải ngồi xe lăn trong thời gian chờ bình phục.
Toàn bộ quá trình từ lúc vết đau khởi phát tới khi mổ xong kéo dài 3 năm. Trong suốt thời gian đó, cô không thể đi giày cao gót, chạy hoặc đi bộ quá 5 phút. Cô mất cảm giác ở một phần bàn chân và ngón chân.
“Không thể đi bộ lâu khiến bạn cảm thấy bị tách biệt và giống như bạn là gánh nặng của mọi người”, Donna nhớ lại.
Ba năm sau khi phát hiện căn bệnh, Donna quyết định phải tận hưởng cuộc sống dù có những rào cản. “Tôi quyết định đi công tác ở Australia dù lúc đầu định từ chối. Nhưng tôi đã vượt qua nỗi sợ và tôi thấy rất vui vì mình đã làm như vậy”, Donna nói.
Điều khó khăn nhất với cô gái người Anh là không chắc chắn về khả năng phục hồi. Cô không biết liệu bàn chân có thể trở lại như cũ, liệu cô có thể đi lại trong quãng đường dài hay không.
Cô cố gắng để luôn lạc quan nhưng cũng biết có thể tự cho phép mình có những ngày buồn chán. Cô biết ơn những người đã thông cảm và kiên nhẫn hiểu những vấn đề ở chân ảnh hưởng tới cô như thế nào. Cô cũng có góc nhìn mới về cuộc sống, đánh giá cao những điều nhỏ bé trong cuộc sống.
Điều may mắn là xung quanh Donna có rất nhiều người ủng hộ, giúp cô đương đầu với căn bệnh và thích nghi với cuộc sống khó khăn.
“Mẹ tôi thật tuyệt vời và tôi may mắn khi có người mẹ như bà. Bạn trai tôi thường đẩy xe lăn đưa tôi đi dạo bên ngoài. Các bạn tôi cũng vậy. Họ cho tôi thấy tôi có thể nhờ bất kỳ khi nào cần và phần lớn mọi người sẵn sàng giúp đỡ”, Donna nói.
An Yên (Theo Metro)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo