Đàn ông ngày càng ít tinh trùng
"Trung bình một người nam giới mỗi lần xuất tinh khoảng 1,5-20 ml tinh dịch, số lượng tinh trùng trong một lần xuất giảm hơn so với trước rất nhiều", bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chia sẻ trong Chương trình đào tạo y khoa liên tục cập nhật tiến bộ trong nam học và y học giới tính, ngày 6/11.
Bác sĩ Bắc cho biết suy giảm tinh trùng là xu hướng chung của đàn ông toàn thế giới. Nghiên cứu dài hạn theo dõi số lượng, chất lượng tinh trùng trong 30 năm trên tất cả quốc gia cho thấy tình trạng suy giảm theo thời gian. Số lượng, chất lượng tinh trùng cũng thay đổi theo vùng địa lý, chủng tộc, dân tộc.
"Đến nay, WHO đã đưa ra 5 phiên bản về chỉ số tham khảo tinh dịch đồ của nam giới. Trong phiên bản mới nhất, chỉ số về mật độ tinh trùng và các thông số khác giảm đi rất nhiều", bác sĩ Bắc nói.
Chuẩn mật độ tinh trùng của nam giới được cho là có sức khỏe sinh sản bình thường trong những phiên bản trước đây WHO khuyến cáo là 20 triệu tinh trùng trên một ml tinh dịch. Đến năm 2010, con số này giảm xuống chỉ còn 15 triệu.
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào để đánh giá xem số lượng, chất lượng tinh trùng của nam giới suy giảm ở mức độ nào.
Bác sĩ Bắc cho biết có nhiều lý do khiến số lượng, chất lượng tinh trùng giảm. Trong đó phải kể đến căng thẳng và áp lực trong cuộc sống. Ngoài ra sự thay đổi về khí hậu, ô nhiễm về môi trường làm cho khả năng sinh sản nói chung bị suy giảm nhiều.
Thói quen dùng điện thoại nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sự di động và hình dạng của tinh trùng. Nam giới tiếp xúc nhiều với sóng của điện thoại di động, sóng từ thì khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng.
"Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng nguồn gene bị mai một dần. Nếu không có chiến lược dự phòng chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt để bảo vệ nguồn gene thì nó sẽ suy giảm hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển của con người", bác sĩ Bắc nói.
Bác sĩ Bắc nhìn nhận y học sinh sản và nam học là lĩnh vực rất non trẻ. Bệnh xuất hiện ở các chuyên khoa, có thể gặp ở nội tiết, sản khoa, nam khoa, tiết niệu, lão khoa... Vì vậy cần quy tụ lại thành bệnh lý về nam giới, đặc trưng trong việc điều trị.
Ông Đoàn Quốc Hưng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, cũng cho biết thực tế sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của nam giới vẫn chưa đượcquan tâm và chú ý. Hiện, mã ngành đào tạo về nam học, y học giới tính, tình dục học chưa có trong văn bản của các cơ sở giáo dục.
Trường Đại học Y Hà Nội sẽ đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn thành lập chuyên ngành nam học và sức khỏe sinh sản nam giới.
Lê Nga
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo