Điều chế thuốc từ bào thai - tranh cãi không hồi kết

Dùng bào thai từ ca phá thai bào chế thuốc, vaccine được xem là thành tựu y khoa thế giới, song cũng gây tranh cãi là phi đạo đức.

Sử dụng bào thai trong nghiên cứu y học đã tạo ra nhiều tiến bộ về khoa học. Hàng nghìn phòng thí nghiệm trên thế giới điều chế vaccine và phát triển các loại thuốc quan trọng dựa trên công nghệ này. Dù vậy, đây là phương pháp gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng nghiêm cấm sử dụng bào thai sẽ ảnh hưởng đến y tế nói chung. Trong khi đó, phe bảo thủ là các nhà hoạt động chống phá thai từ lâu coi đây là việc làm phi đạo đức.

Tranh cãi lần nữa được đẩy lên cao trào sau khi Tổng thống Donald Trump khỏi Covid-19 nhờ sử dụng kết hợp một số loại thuốc kháng thể và kháng virus, trong đó có REGN-COV2 do hãng dược Regeneron nghiên cứu. REGN-COV2 có thành phần là tế bào phôi thai bị phá từ năm 1970 tại Hà Lan.

Các tế bào phôi thai trong thuốc dùng cho ông Trump đã được biến đổi và trở nên "bất tử" từ năm 1973. Người thực hiện là nghiên cứu sinh Frank Graham, khi ấy làm việc tại Leiden, Hà Lan. Thông thường, số lần phân chia của các tế bào đều có giới hạn. Song Frank Graham đã tinh chỉnh cấu trúc để chúng phân chia không ngừng nghỉ.

"Việc sử dụng mô bào thai để nghiên cứu không hiếm gặp trong thời kỳ đó. Đến năm 1984, hoạt động phá thai bị coi là phi pháp ở Hà Lan, ngoại trừ trường hợp để cứu sống người mẹ. Do đó, tôi luôn cho rằng các tế bào HEK mà phòng thí nghiệm Leiden sử dụng có nguồn gốc từ phá thai điều trị (không phải tự phát)", Andrea Gambotto, giáo sư tại Đại học Pittsburgh, nói.

Andrea Gambotto đứng đầu một dự án vaccine Covid-19, đang sử dụng cùng dòng tế bào với Regeneron, có tên gọi HEK293, cho một nghiên cứu kéo dài 25 năm của mình. Ông cho biết: "Việc cấm sử dụng công nghệ này sẽ là tội ác. Đó là một phôi thai đã chết. Nó không gây hại cho bất kỳ ai. Các tế bào, thay vì bị loại bỏ, được dùng trong nghiên cứu".

Lợi thế từ tế bào HEK293 được coi là "tiêu chuẩn vàng" trong ngành dược phẩm. Nếu giáo sư Gambotto thành công, vaccine Covid-19 từ bào thai sẽ được sản xuất ở mọi nơi trên thế giới. "Bạn có thể tới Ấn Độ và sản xuất vaccine cho toàn cầu, thay vì quay ngược 30 năm và bắt đầu lại từ trang giấy trắng", ông nói.

Một kỹ thuật viên làm việc tại hãng dược CanSino Biologics, trụ sở Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Một kỹ thuật viên làm việc tại hãng dược CanSino Biologics, trụ sở Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Thông thường, để tạo ra virus phục vụ điều chế vaccine, các chuyên gia luôn cần đến một tế bào chủ. Nó có thể là trứng gà, song tế bào người thuận lợi hơn hẳn. Giới khoa học ưa chuộng HEK293 vì đặc tính dễ "uốn", có thể biến đổi thành các virus nhỏ.

Khi phát triển vaccine Covid-19, một số nhà sản xuất đã sử dụng HEK293 để tạo ra vector virus. Đây là loại virus thiếu đi đoạn gene giúp tái tổ hợp, tự nhân lên, dùng để vận chuyển vật chất di truyền của một loại virus khác vào tế bào người. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận biết mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc tế bào T (tế bào miễn dịch) để tự bảo vệ.

Ba loại vaccine trong thử nghiệm giai đoạn 3 áp dụng phương pháp này thuộc về Đại học Oxford - hãng dược AstraZeneca của Anh, hãng dược CanSino Biologics của Trung Quốc và Viện Gamaleya của Nga (vaccine Sputnik V).

Một số công ty khác như Moderna và Pfizer sử dụng HEK293 để phát triển loại bản sao nCoV, nhằm kiểm tra độ hiệu quả của vaccine. Các liều tiêm phòng lao, Ebola, liệu pháp gene cũng được tạo ra từ tế bào phôi thai này.

Thục Linh (Theo SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Y học thường thức - 04/03/2024

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Y học thường thức - 28/02/2024

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Y học thường thức - 26/02/2024

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới