Đừng xem nhẹ khi đau bụng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh đáng sợ hơn cả ung thư

Nếu mọi người đã biết mức độ nguy hiểm của ung thư đại trực tràng, có lẽ sẽ bất ngờ hơn khi còn có một căn bệnh đáng sợ hơn nữa.

null

Điều kiện sống của mọi người ngày càng được cải thiện, nhiều có thói quen “tẩm bổ” bằng những món ăn giàu calo. Thế nhưng, những món ăn này là nguyên nhân gây ra nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, gây đột quỵ ở não, hơn nữa còn có thể xảy ra ở ruột già và ruột non.

Một người đàn ông họ Lưu (53 tuổi) ở Gia Nghĩa, Trung Quốc đột nhiên bị đau bụng sau ăn, đau đến mức không thể chịu đựng được nên đã được người nhà đưa đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán người đàn ông này bị đột quỵ ruột, do thói quen ăn uống sai cách gây tắc động mạch chủ ở bụng và ruột. Tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây hoại tử ruột, rất khó để điều trị.

Đột quỵ ruột nguy hiểm như thế nào?

Vì căn bệnh này xảy ra nhanh và gấp nên tỷ lệ tử vong còn cao hơn cả ung thư đại trực tràng. Theo Trần Tử Lương, một chuyên gia về ung thư đại trực tràng và là giám đốc Bệnh viện Tân Trúc thuộc Đại học Y Trung Quốc:

“Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư đại trực tràng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là khoảng 85% và 80%. Nói cách khác, tỷ lệ tử vong là 15% và 20%. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư đại trực tràng giai đoạn 4 sẽ giảm mạnh xuống còn 10 - 20%, tức là 80 - 90% bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng 5 năm.

So với giai đoạn 4 của ung thư đại trực tràng, đột quỵ đường ruột có thể khốc liệt hơn, nếu chậm điều trị, đột quỵ ruột tiến triển thành hoại tử ruột, tỷ lệ tử vong gần như là 90%”.

Đột quỵ ruột còn có tên khác gọi là viêm ruột thiếu máu cục bộ, hoặc hoại tử ruột do thiếu máu cục bộ. Bệnh này thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi, có tiền sử mắc bệnh tim, huyết áp cao, bệnh về mạch máu, bệnh thận… Do tính đàn hồi của mạch máu bị suy giảm, đường kính mạch máu bị thu hẹp, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ gây ra đột quỵ ruột.

Những dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân đột quỵ ruột

Bác sĩ tiêu hóa và gan mật Phương Quan Kiệt cho biết trong chương trình "The Physician Is So Spicy" rằng: “Đột quỵ đường ruột giống như đột quỵ ở các bộ phận khác của cơ thể, thường xảy ra từ nửa đêm đến sáng sớm. Trong thời gian này, máu sẽ đặc hơn nên dễ sinh ra nhiều vấn đề”.

Đột quỵ ruột có các triệu chứng tương tự như viêm ruột và thường gây tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Thời điểm vàng để điều trị ruột là trong vòng 12 tiếng khi xảy ra tình trạng đau bụng.

Khác với tình trạng đột quỵ ở não, triệu chứng của đột quỵ ruột tương tự như viêm dạ dày ruột. Nếu xảy ra vào lúc nửa đêm, người bệnh có thể nghĩ rằng đó chỉ là một vấn đề như viêm dạ dày bình thường, họ cố chịu đựng dẫn đến việc trì hoãn điều trị.

null

Đột quỵ ruột được chia thành 2 nguyên nhân: tắc nghẽn động mạch và tắc nghẽn tĩnh mạch. Nếu động mạch bị tắc, dấu hiệu chính trong giai đoạn đầu là “đau rất dữ dội” ở vùng bụng, đau dai dẳng không giống như các cơn đau về bệnh đường tiêu hoá. Nếu là tắc nghẽn tĩnh mạch, dấu hiệu chính là đau tức đến mức như “nghẹt thở”, rất khó phân biệt với các bệnh đường tiêu hóa khác.

Bác sĩ nhấn mạnh, nếu thấy chướng bụng sau bữa ăn, uống thuốc tiêu hóa vẫn không hiệu quả, tức bụng, đau quanh rốn, vã mồ hôi lạnh… thì có thể là dấu hiệu của đột quỵ đường ruột, cần đi khám càng sớm càng tốt.

Vì hầu hết mọi người thường nhầm lẫn các triệu chứng của áp xe ruột với các bệnh đường tiêu hóa khác nên cũng dẫn tới tình trạng chậm trễ điều trị.

Phòng bệnh đột quỵ ruột

Bác sĩ Lâm Bách Ngạn, trưởng khoa Phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Ruan Đài Loan cho biết: “Để ngăn ngừa đột quỵ ruột, ngoài việc kiểm soát nhịp tim, còn phải chú trọng đến 3 cao: huyết áp, mỡ máu, đường huyết. Đặc biệt, cần phải uống nhiều nước để ngăn ngừa máu bị cô đặc”.

Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ đường ruột kể trên, hãy chú ý những điểm sau:

- Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt.

- Uống thuốc thường xuyên để kiểm soát rối loạn nhịp tim, 3 “cao”.

- Bổ sung nước đúng cách để giảm cô đặc trong máu.

Chú ý đến các triệu chứng khó chịu ở bụng, nếu bạn bị đau nhiều, đau dữ dội vùng bụng, hoặc đau đường tiêu hóa mỗi lần sau khi ăn, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phan Hằng (Theo Aboluowang)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới