Không phê chuẩn vaccine khi chưa chứng minh an toàn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố không phê chuẩn bất kỳ vaccine Covid-19 nào trước khi được chứng minh an toàn, hiệu quả.

Tại cuộc họp báo hôm 4/9, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết các loại vaccine đã và đang được sử dụng hiệu quả trong nhiều thập kỷ qua, ghi nhận vai trò của vaccine trong việc xóa sổ các bệnh như đậu mùa, giảm đáng kể số ca bại liệt.

"Tôi muốn đảm bảo với người dân rằng WHO sẽ không phê chuẩn những vaccine không đáp ứng tính an toàn và hiệu quả", Tedros phát biểu. Ông nhấn mạnh vaccine Ebola mới được điều chế đã giúp chấm dứt đợt bùng phát gần đây tại Congo, trong bối cảnh hàng chục nhóm vũ trang gây xung đột khu vực.

"Những người tham gia phong trào chống vaccine có thể đưa ra những lý lẽ riêng, song thành tích trong các đại dịch trước đây đã chứng minh hiệu quả phòng chống bệnh tật của vaccine. Mọi người không nên phân vân", Tedros nói, hướng đến đối tượng là những bậc cha mẹ. "Họ có thể tự nhìn lại cách thế giới đã thực sự sử dụng vaccine như thế nào để giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi".

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong buổi họp tại Geneva, Thuỵ Sĩ, ngày 8/7. Ảnh: Reuters
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong buổi họp tại Geneva, Thuỵ Sĩ, ngày 8/7. Ảnh: Reuters

Tuần trước, Anh tuyên bố chuẩn bị sửa đổi luật, cho phép sử dụng bất kỳ loại vaccine nào trước khi chúng được cấp phép đầy đủ.

Hồi tháng 8, Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine Covid-19 Sputnik V sau khi mới thử nghiệm trên vài chục người.

Hôm 4/9, các nhà khoa học Nga công bố dữ liệu từ các nghiên cứu ban đầu, cho thấy Sputnik V an toàn và tạo phản ứng miễn dịch. Song điều này chưa đủ để kết luận chúng có thể giúp phòng ngừa nCoV. Sputnik V đang thử nghiệm trên khoảng 40.000 tình nguyện viên và được cung cấp cho những nhóm có vai trò then chốt trong xã hội như bác sĩ, giáo viên. Con gái Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu là hai trong số những người đầu tiên được tiêm Sputnik V.

Trung Quốc cũng bắt đầu tiêm một trong những vaccine Covid-19 đang phát triển cho các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, trong khi thử nghiệm quy mô lớn vẫn tiếp tục. Hồi tháng 7, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc thông báo ông đã được tiêm loại vaccine này.

Lê Hằng (Theo AP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới