Lợi ích khi trộn mẫu xét nghiệm nCoV

Phương pháp trộn mẫu để xét nghiệm RT-PCR phát hiện nCoV vẫn cho kết quả đúng, giúp tăng tốc độ xét nghiệm và tiết kiệm chi phí.

Đà Nẵng đang thực hiện xét nghiệm theo nhóm 3-5 người, lấy mẫu chung một ống để xét nghiệm, gọi là phương pháp trộn (pool) mẫu. Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, phương pháp trộn mẫu để làm xét nghiệm RT-PCR không mới. Nhiều nước như Mỹ, Israel, Đức, Singapore... đã sử dụng phương pháp này.

Kỹ thuật này trộn lẫn khoảng bốn mẫu bệnh phẩm với nhau thành một rồi đưa vào máy xét nghiệm RT-PCR. Mẻ nào kết quả dương tính, phòng thí nghiệm tiếp tục xét nghiệm riêng các mẫu thành phần. Cách làm này vẫn cho kết quả chính xác, bởi RT-PCR là kỹ thuật khuếch đại gene, phát hiện sự có mặt của ARN trong mẫu bệnh phẩm từ người bệnh hoặc người nghi ngờ nhiễm virus.

"Với cách làm này, giá xét nghiệm sẽ được giảm xuống đến mức hợp lý, đồng thời đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm cho một quần thể cần phát hiện nCoV. Chỉ cần khoảng 1/4 thời gian so với cách làm không trộn mẫu", ông Trí nói.

Nhân viên y tế quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng ghi mẫu bệnh phẩm của người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ảnh: Đắc Thành.
Nhân viên y tế quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng ghi mẫu bệnh phẩm của người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ảnh: Đắc Thành.

Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, giải thích về cách trộn mẫu. Cứ 5 người được lấy dịch hầu họng hoặc dịch mũi cùng lúc, sau đó đưa các mẫu vào cùng một ống môi trường và xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính, cán bộ sẽ lấy riêng mẫu của từng người để làm thêm xét nghiệm. Nếu âm tính, mỗi lần làm xét nghiệm đã loại bỏ được 5 người.

"Nhiều người cứ nghĩ là khi lấy mẫu 5 người thì mỗi người một ống, sau đó trộn 5 ống đó vào một để xét nghiệm. Chúng tôi không làm cách này", bác sĩ Thạnh giải thích. Cách làm này, theo bác sĩ Thạnh, có thể gây sai sót do thể tích tăng lên gấp 5 lần, nồng độ virus nếu có trong đó sẽ bị pha loãng đi 5 lần, gây âm tính giả, từ đó bỏ sót những ca nhiễm nCoV.

Hiện xét nghiệm diện rộng là biện pháp được khuyến khích nhằm sàng lọc và phát hiện sớm các trường hợp nhiễm nCoV trong cộng đồng. Trong đó, Bộ Y tế khuyến khích sử dụng phương pháp RT-PCR để có kết quả xét nghiệm chính xác. Xét nghiệm RT-PCR cần tối thiểu 1,5 giờ chạy máy mới cho kết quả, chưa tính thời gian chuẩn bị mẫu. Vì vậy rút ngắn thời gian xét nghiệm nhưng vẫn đảm bảo kết quả chính xác là rất cần thiết.

Đà Nẵng đang tăng cường nhân lực và thiết bị, sinh phẩm để xét nghiệm nCoV. Mỗi ngày, nhân viên y tế có thể lấy từ 8.000 đến 10.000 mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm được 7.000 mẫu.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới