Người bị bệnh lý thần kinh mạn tính có nên tiêm vaccine?

Người có bệnh lý thần kinh mạn tính cũng giống như các đối tượng khác, hãy tiêm vaccine sớm khi có thể.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Câu hỏi: Người bị bệnh lý thần kinh mạn tính có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 hay không?

Trả lời: 

Theo các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh lý thần kinh mạn tính (u não, u tủy, thoái hóa thần kinh cột sống, sau chấn thương sọ não,…) không phải là chống chỉ định với người tiêm vaccine. 

Hiện tại, chưa có nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng chuyên biệt đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của vaccine đối với người bệnh lý thần kinh mạn tính. Tuy nhiên, các thử nghiệm đã được tiến hành trên những người có các bệnh lý mạn tính khác nhau, nhóm tuổi khác nhau và nguy cơ lây nhiễm khác nhau.

Kết quả cho thấy các vaccine đã được cấp phép đều an toàn, hiệu quả với nhóm người bệnh này. Người có bệnh lý thần kinh mạn tính cũng giống như các đối tượng khác, hãy tiêm vaccine sớm khi có thể.

Với những người đang trong phác đồ điều trị bệnh lý thần kinh mạn tính vẫn có thể tiêm vaccine. Vì cơ chế hoạt động của vaccine là tạo phản ứng miễn dịch, có thể việc sinh miễn dịch sẽ giảm với những người đang điều trị hóa chất, xạ trị, các liệu pháp ung bướu khác hay các thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên vaccine vẫn có tác dụng trên nhóm người bệnh này và bạn vẫn được khuyến cáo tiêm.

Nếu bạn đang trong phác đồ điều trị ung thư, bác sĩ của bạn sẽ quyết định thời điểm tiêm vaccine để đạt được khả năng sinh miễn dịch tốt nhất.

Bất kì phản ứng nào với vaccine có thể làm tăng các cơn động kinh nhưng thường chỉ kéo dài vài ngày. Sử dụng thuốc động kinh không làm giảm hiệu quả của vaccine.

Giống như bất kì loại thuốc nào, việc tiêm vaccine có thể gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải tất cả người tiêm đều bị tác dụng phụ và hầu hết các tác dụng này thường nhẹ và hết sau vài ngày.

Trước khi tiêm bất kì loại vaccine nào bạn sẽ được cung cấp thông tin về các tác dụng phụ có thể xảy ra, dấu hiệu nhận biết và phải làm gì khi gặp phải. Nếu bạn có tiền sử dị ứng (với kháng sinh, hải sản, thời tiết,…) và lo lắng sẽ bị sốc phản vệ, hãy nói rõ với bác sĩ của bạn để được tư vấn cụ thể hơn.

PV

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới