Nhiều thông tin sai lệch về biến thể Omicron lan truyền trên mạng xã hội
Thông tin lan truyền và kiểm chứng
Bài đăng bắt đầu với thông tin: “Hãy chắc chắn rằng luôn đeo khẩu trang, bởi vì biến thể mới Omicron rất khác biệt, có thể gây tử vong và không dễ để phát hiện một cách chính xác”.
Về triệu chứng, bài đăng tuyên bố rằng các triệu chứng của biến thể Omicron không bao gồm ho hay sốt, mà chỉ là đau khớp, nhức đầu, đau cổ, đau cơ lưng trên, viêm phổi và chán ăn.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh đây là các triệu của Omicron, cũng như việc biến thể này không gây ho hoặc sốt.
Chia sẻ với Reuters qua email, giáo sư David O’Connor chuyên ngành bệnh lý học và y học phòng thí nghiệm tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết, hiện chưa có đủ thời gian và số ca mắc bệnh để có thể chắc chắn về việc liệu biến thể Omicron có gây ra các triệu chứng khác nhau hay không.
“Những gì được chia sẻ trên mạng xã hội chỉ là một vài quan điểm của chuyên gia dựa trên phân tích một số lượng rất nhỏ các trường hợp nhiễm bệnh. Các bác sĩ và nhà khoa học cần thêm thời gian để biết liệu mức độ nghiêm trọng của Omicron có khác các biến thể trước đó hay không, và khác như thế nào”, ông O’Connor nói.
Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện vẫn chưa rõ liệu biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn hay gây bệnh trạng nặng hơn các biến thể khác hay không.
Về mức độ nghiêm trọng, bài đăng tuyên bố rằng biến thể mới nguy hiểm gấp 5 lần so với biến thể Delta, có khả năng làm tăng tỷ lệ tử vong và khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh hơn sang mức độ cực kỳ nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đây cũng là thông tin vô căn cứ. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết: “Cần có thêm dữ liệu để biết liệu việc nhiễm biến chủng Omicron có làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong so với các biến thể khác hay không”.
Trong báo cáo dịch tễ học hàng tuần mới nhất của mình, WHO cho hay hiện chưa có đủ dữ liệu cần thiết để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể Omicron gây ra, cũng như khả năng các đột biến của nó làm suy giảm hiệu quả miễn dịch do vaccine mang lại.
Về chẩn đoán, bài đăng thông tin rằng: “Kết quả xét nghiệm ngoáy mũi để xác định nhiễm biến thể Omicron thường là âm tính, và số trường hợp cho kết quả xét nghiệm dịch mũi họng âm tính giả ngày càng tăng”.
Tuy nhiên, không hề có bất kỳ bằng chứng nào củng cố cho tuyên bố này. Trong bản tin cập nhật ngày 28/11/2021, WHO cho biết các xét nghiệm PCR đang được sử dụng rộng rãi hiện nay tiếp tục giúp phát hiện ra các ca nhiễm Covid-19, bao gồm cả biến chủng Omicron.
Khẳng định
Bài đăng được chia sẻ trên mạng xã hội cung cấp thông tin không chính xác. Ở thời điểm bài viết được đăng tải, không hề có bằng chứng cho thấy biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra các triệu chứng khác nhau của tình trạng bệnh nặng. Đồng thời, cũng không có bằng chứng cho thấy biến thể mới này thường gây ra kết quả xét nghiệm âm tính giả.
VĂN TOẢN (Theo Reuters)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo