Nỗi oan cá hồi trong đợt dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc
Ngày 17/6, chính quyền Trung Quốc và Na Uy đã đưa ra kết luận cá hồi Na Uy không phải nguồn lây lan virus nCoV trong đợt dịch mới ở Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ngành kinh doanh hải sản đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi virus nCoV bị tìm thấy trên thớt của gian hàng bán cá hồi tại chợ Tân Phát Địa - ổ dịch mới ở Bắc Kinh với hơn 100 ca Covid-19. Khi đó, Trung Quốc phải tạm ngừng nhập cá hồi châu Âu, các siêu thị ở thủ đô Bắc Kinh bỏ hết loại thực phẩm này khỏi giá đồ.
Các chuyên gia khẳng định chưa có bằng chứng về mối liên hệ giữa sự lây lan virus nCoV qua cá hồi sống.
“Cơ quan An toàn thực phẩm Na Uy biết chắc rằng virus nCoV không tác động tới hải sản cũng như chưa có trường hợp nào nhiễm Covid-19 từ thực phẩm nhập khẩu”, Victoria Braathen, Giám đốc phụ trách khu vực Trung Quốc của Ủy ban Hải sản Na Uy, cho hay.
Shi Guoqing, Phó giám đốc Trung tâm khẩn cấp của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, cũng khẳng định, virus không xâm nhập vào cá hồi trước khi đưa vào ổ dịch ở chợ Tân Phát Địa.
Mặc dù vậy, các nhà kinh doanh hải sản ở Trung Quốc đã phải đối mặt với “cú đánh tâm lý vào tiêu dùng”. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu châu Âu cũng chờ đợi trong sự căng thẳng.
“Cảm xúc của khách hàng bị tác động và sẽ không có ai mua cá nữa”, nhà phân tích tiêu dùng Rosa Wang cho hay.
“Dù cuối cùng cá hồi được minh oan không liên quan tới virus nCoV, vẫn sẽ mất một thời gian dài để mọi người quay trở lại ăn món này. Dù Trung Quốc có cấm nhập khẩu cá hồi hay không, việc tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng nặng nề”.
Một nguồn tin ngoại giao ở châu Âu khẳng định: “Các nước không cung cấp cá hồi không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tâm lý châu Âu là nguồn lây virus, việc xuất phẩu các sản phẩm xuất xứ từ đây sẽ bị ảnh hưởng”.
Hàu sống được chuyển bằng đường không nên các đơn hàng có thể bị hủy, hoãn nhanh chóng. Trong khi đó, các sản phẩm đông lạnh đi đường biển cần tới 6 tuần nên việc mua bán chưa bị tác động ngay lập tức.
Hãng vận chuyển đường không Cargolux cho hay “một lệnh cấm tạm thời được áp dụng cho các mặt hàng dễ hư hỏng (thịt cá sống, rau, hải sản, hoa quả)” tới nhiều sân bay ở Trung Quốc.
Việc tiêu thụ hải sản đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây. Tháng 4, đất nước này nhập 461 triệu USD tiền cá.
Na Uy hiện là nước xuất khẩu cá hồi lớn nhất thế giới. Trong 5 tháng đầu năm, quốc gia Bắc Âu chuyển 9.600 tấn cá hồi sang Trung Quốc, giảm 5% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Trung Quốc là thị trường tăng trưởng mạnh nhất của cá hồi Na Uy năm 2019. Khi tình hình trở lại bình thường, chúng tôi mong chờ một sự phát triển hơn nữa ở khu vực này”, Ủy ban Hải sản Na Uy cho hay.
Các ngành kinh doanh khác nhanh chóng chứng minh sự không liên quan của mình tới cuộc khủng hoảng cá hồi. Nhà nhập khẩu và phân phối hàu Pháp ở Trung Quốc, Jiarui Fine Food, đưa ra tuyên bố “Chúng tôi không có văn phòng và nhà kho tại chợ Tân Phát Địa, tất cả các nhân viên đều không đến đó”.
An Yên (Theo SCMP, Reuters)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo