Parkinson thay đổi cuộc đời nữ y tá
"Đã 12 năm kể từ ngày phát hiện bệnh, đây là một hành trình khó khăn nhất, nhưng thật may tôi không phải đi một mình", Clare Lindley, một nữ y tá tại Anh, bắt đầu có biểu hiện của bệnh Parkinson khi mới 30 tuổi, tâm sự.
Ban đầu cánh tay phải của Clare run rẩy. Sau đó cô cảm thấy mất trọng tâm, khó khăn khi đi lại.
Clare đến gặp bác sĩ thần kinh, được cho dùng thuốc và theo dõi. Cô an tâm hơn khi triệu chứng đã giảm. Thế nhưng, khi tái khám, bác sĩ khẳng định cô mắc bệnh Parkinson.
Căn bệnh thường xảy ra khi tế bào não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến đi lại khó khăn, chân tay run cứng.
Cô không dám tin, rồi dần chấp nhận bệnh. Clare chỉ nói với gia đình và bạn bè thân thiết., vẫn tiếp tục công việc y tá bởi nó cho cô mục tiêu và sự tập trung. Thế nhưng thay đổi ca làm việc đã ảnh hưởng đến giờ uống thuốc của Clare. Đấy là yếu tố đầu tiên khiến cô khó kiểm soát bệnh Parkinson.
Clare lo lắng trao đổi với người quản lý, sợ bị đánh giá khi yêu cầu giúp đỡ. Cô mong muốn tiếp tục duy trì công việc và cuộc sống của một người vợ, người mẹ bình thường.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi, khi cô bắt gặp tuyển dụng y tá chăm sóc bệnh nhân Parkinson năm 2019. Công việc đòi hỏi chuyên môn cùng sự đồng cảm khi sống cùng người bệnh Parkinson. Gia đình và bạn bè đã động viên cô ứng tuyển. Đây cũng là nơi Clare chăm chỉ làm việc và có thể kiểm soát bệnh Parkinson, đáp ứng mọi mong mỏi của cô.
Clare vô cùng tự hào và vinh hạnh khi được là thành viên trong nhóm hỗ trợ những người mắc bệnh Parkinson. Cô trân trọng thời gian bên cạnh bệnh nhân, hướng dẫn và hỗ trợ với tư cách chuyên môn, chứ không phải người bệnh. Clare không bao giờ đánh giá quyết định của bệnh nhân, bởi Parkinson đã dạy cô một điều quý giá rằng mỗi người đều có suy nghĩ riêng, xét cả về mặt cả nhân và chuyên môn. Clare tôn trọng và đánh giá cao ý kiến của người bệnh. Cô thấu hiểu những lo lắng và sẵn sàng chia sẻ điều đó.
Mọi người thường ngạc nhiên và nghĩ Clare quá trẻ để mắc Parkinson. Thế nhưng, sự thật là bất kỳ ai cũng có thể mắc Parkinson, cả người trẻ hay già.
Mong muốn thay đổi cách nhìn của mọi người về bệnh Parkinson, Clare thành lập nhóm người mắc Parkinson trong độ tuổi lao động tại Sheffield và Humber. Trước đại dịch Covid-19, cô và mọi người gặp gỡ, ăn pizza và tâm sự hàng giờ về các điểm chung. Clare cho rằng "nâng cao nhận thức vô cùng quan trọng và sẽ thay đổi chỉ khi tất cả chúng ta cùng hành động".
Hiện tại, tay phải của Clare vẫn còn run nhẹ và gặp chút khó khăn khi đi bộ. Thi thoảng, chứng loạn trương lực cơ diễn ra, các cơ chân căng và ngắn lại, khiến ngón chân cứng, đau và cong lên.
"Tôi không sử dụng thuốc thần kỳ nào, nhưng tôi có cách nhìn tích cực và những con người tuyệt vời xung quanh đã giúp đỡ tôi vượt qua thời kỳ khó khăn", Clare chia sẻ.
Clare hạnh phúc khi làm được nhiều điều kể từ khi mắc bệnh, tiếp tục sống và không lo âu những điều có thể xảy ra. Clare quan niệm sống theo cách tốt nhất mà bản thân có thể mới là điều quan trọng. Cô cảm thấy mình may mắn khi tiếp tục mang những điều tốt đẹp đến với những bệnh nhân trên hành trình Parkinson.
Nguyễn Ngọc (Theo Huffingtonpost )
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo