Phát hiện Covid-19 lây theo đường mới
Nhóm nghiên cứu ĐH Y Quảng Châu, Trung Quốc vừa công bố phát hiện mới về đường lây của virus SARS-CoV-2, đăng tải trên tạp chí Emerging Infectious Diseases.
Theo đó, ngoài lây theo đường hô hấp thông qua các giọt bắn như đã biết, loại virus này còn lây theo đường phân - miệng hoặc phân – phát tán vào không khí.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu phân của 12 bệnh nhân mắc Covid-19 thông qua 2 bước: Bước 1, tìm vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 trong mẫu phân; Bước 2, phân lập các mẫu virus này trong phòng thí nghiệm.
Kết quả cho thấy, tải lượng virus SARS-CoV-2 trong các mẫu phân thậm chí còn cao hơn tải lượng virus lấy từ dịch mũi họng nếu lấy trong khoảng thời gian từ 17-28 ngày kể từ khi bệnh nhân có triệu chứng
Nhóm nghiên cứu tiếp tục phân lập 2 mẫu virus từ 2 bệnh nhân trong phòng thí nghiệm, kết quả virus sống tốt.
Tuy nhiên, với các mẫu phân được thu thập sau 28 ngày, dù tìm thấy RNA của virus nhưng khi nuôi cấy, virus không phát triển.
Trong số các mẫu phân được nghiên cứu có trường hợp bệnh nhân nam, 78 tuổi, được xác định mắc Covid-19, nhập viện tại Quảng Châu từ ngày 17/1 với các triệu chứng ho, sốt, CT phổi phát hiện bất thường.
5 ngày sau, bệnh nhân nặng lên, phải thở máy và cuối cùng qua đời vào ngày 20/2.
Trong các ngày từ 27/1 đến 7/2, nhóm nghiên cứu đã 4 lần lấy mẫu phân của bệnh nhân, cả 4 lần đều phát hiện RNA của virus SARS-CoV-2 trong phân. Nhuộm soi dưới kính hiển vi điện tử cho thấy, mật độ virus tăng đột biến.
Kết quả nghiên cứu chứng minh virus có trong phân là biểu hiện phổ biến của Covid-19. Đặc tính này của virus corona cũng từng được phát hiện trong đại dịch SARS năm 2003.
Khi đó, hàng trăm người tại một khu dân cư ở Hong Kong đã bị nhiễm bệnh thông qua đường phân miệng. Cụ thể, một bệnh nhân nhiễm SARS bị tiêu chảy, sau đó do hệ thống nước thải gặp sự cố, rất nhiều người khác đã bị lây, thậm chí virus cũng phát tán đến các toà nhà lân cận khiến tổng 329 người nhiễm SARS, 42 người tử vong.
Với những chứng cứ mới về đường lây của Covid-19, nhóm nghiên cứu cảnh báo sự cần thiết phải có các biện pháp phòng lây nhiễm theo con đường lây lan mới.
Tại các bệnh viện, cần đặc biệt lưu ý việc khử khuẩn các bề mặt sau khi bệnh nhân được xuất viện hoặc tử vong tại bệnh viện để ngăn chặn virus lây lan từ phân.
Minh Anh(theo Dailymail)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo