Phổi tắc nghẽn mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn?

Về nguyên nhân, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chủ yếu là do hút thuốc lá (khoảng 5 người nghiện thuốc lá thì sẽ có 1 người mắc COPD) và có khoảng 80 - 90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá.

Hỏi:

Bố tôi được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thời tiết thay đổi là bệnh trở nặng. Vậy bác sĩ cho biết bệnh này có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Trần Trí (Quảng Ninh)

Phổi tắc nghẽn mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn?

Ảnh minh họa.

BS Phạm Thị Út Trang, Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trả lời:

COPD là một bệnh mạn tính nên một khi đã mắc, người bệnh sẽ phải chung sống cả đời. Những bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính còn phải đối mặt với các biến chứng làm suy giảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ như bệnh lý tâm phế mạn (suy tim, loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ…).

Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bệnh, từ đó làm chậm sự phát triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng.

Với tất cả những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ: ho kéo dài khó thở, tiền sử hút thuốc lá, nghề nghiệp tiếp xúc khói bụi nên đi khám chuyên khoa hô hấp kiểm tra định kì chức năng phổi nếu đã được chẩn đoán COPD...

Phổi tắc nghẽn là một trong những bệnh hô hấp phổ biến, được WHO xếp hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu và 90% số ca tử vong này nằm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Tại Việt Nam số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình và nặng đứng cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Số lượng người mắc được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của dân số.

Về nguyên nhân, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chủ yếu là do hút thuốc lá (khoảng 5 người nghiện thuốc lá thì sẽ có 1 người mắc COPD) và có khoảng 80 - 90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá.

Bên cạnh đó, các chất kích thích khác có thể gây COPD bao gồm cả khói xì gà, khói thuốc lào, khói của nhà máy, ô nhiễm không khí và khói hóa chất. Một số bệnh về phổi mạn tính kéo dài như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phế nang, hen suyễn cũng gây nên COPD.

Ngoài ra, một số trường hợp do nghề nghiệp tiếp xúc với bụi hoặc hóa chất thường xuyên gây kích ứng, viêm phổi, gây ứ đọng cũng có khả năng dẫn đến COPD.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới