Sau nhiễm Covid-19, trường hợp nào nên kiểm tra phổi?

Ho nhiều, mệt mỏi, hụt hơi là tình trạng sức khỏe của rất nhiều người sau nhiễm Covid-19. Bởi vậy nhiều người có tâm lý đi kiểm tra sức khỏe, chụp X-quang phổi sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không phải trường hợp nào cũng cần phải kiểm tra phổi. 
Sau nhiễm Covid-19, trường hợp nào nên kiểm tra phổi?
Sau nhiễm Covid-19, trường hợp nào nên kiểm tra phổi?

 

Chị Trần Thị V (Thanh Trì, Hà Nội) thấy mệt mỏi, khó thở, tức ngực nhiều sau khi khỏi Covid-19 một tháng. Chị tới khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn thì phát hiện phổi có viêm xơ kẽ. "Khi nhiễm Covid-19, tôi có ho nhiều nhưng không nghĩ mình bị viêm tới phổi. Hiện tôi phải điều trị tích cực một thời gian", chị V. cho hay.

Cũng mang tâm trạng lo lắng như chị V., thời gian qua, rất nhiều người đi khám hậu Covid-19, trong đó nhu cầu lớn nhất là chụp X-quang để xem SARS-CoV-2 có gây tổn thương phổi hay không. Đặc biệt, phần lớn các trường hợp này đều có di chứng ho nhiều kéo dài không dứt, ho cả đêm mất ngủ. 

Theo các bác sĩ, virus SARS-CoV-2 thường tấn công vào đường hô hấp nên gây đau họng, ho, đờm… Các triệu chứng này thông thường sẽ hết theo thời gian. Người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mệt mỏi, khó thở kéo dài, thở gấp, hụt hơi khi gắng sức.

Triệu chứng khó thở hậu Covid-19 có thể tự hết sau một vài tuần khỏi bệnh nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt, giảm khả năng lao động. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng. Với các trường hợp đã khỏi bệnh nhưng không ho, không khó thở thì không cần chụp X-quang.

Nếu bệnh nhân ho kéo dài từ một tháng trở lên và dùng các biện pháp điều trị nhưng không đỡ; hoặc xuất hiện tình trạng khó thở, mệt mỏi khi đi lại, sinh hoạt thì cần đi khám. Các bác sĩ sẽ đánh giá tính năng hô hấp và có thể chỉ định chụp X-quang tim phổi khi cần thiết.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh, dù F0 bệnh nhẹ, nhiều người vẫn có cảm giác mất năng lượng sau khi khỏi Covid-19 ví như cảm nhận tay chân rã rời, mệt mỏi, kém tập trung, hay rụng tóc... Tuy nhiên, đó cũng là những triệu chứng vẫn gặp ở bệnh nhân sau khi mắc các bệnh lý khác do virus như sốt xuất huyết hay cúm.

Thực tế, nhiều người do quá lo lắng, thậm chí sợ hãi trước các thông tin về hậu Covid-19 nên càng khiến họ stress, thêm mệt mỏi, mất ngủ.

Về trường hợp lo lắng vì nhiều người không có triệu chứng mà chụp phổi vẫn có dấu hiệu tổn thương, bác sĩ Khanh cho biết, không có chuyện bệnh nhân không có triệu chứng đi chụp phổi đã trắng xoá. Người dân không cần đua nhau đi chụp phổi, khám hậu Covid-19, chỉ nên đi khám khi có triệu chứng.

BSCKII Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, với biến thể Omicron thường có triệu chứng ở đường hô hấp trên như: ho, đau rát họng, sổ mũi… Do vậy, triệu chứng ho ở bệnh nhân Covid-19 gặp ở phần lớn bệnh nhân. Nhiều F0 lo ngại việc ho là triệu chứng ảnh hưởng tới phổi là chưa đúng.

Bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ho do nhiều nguyên nhân như: Viêm họng, trào ngược dịch dạ dày từ dưới kích thích lên cũng khiến bệnh nhân ho. Một số trường hợp có tổn thương tại phổi, tại tim (bệnh nhân ứ huyết ở tim kích thích phổi gây ho…).

Trường hợp bệnh nhân có ho nhiều, cần uống nhiều nước, uống đủ 2 lít nước/ngày; súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước sạch; Dùng các biện pháp dân gian gừng, tỏi, đường phèn, mật ong để giảm ho... Nếu triệu chứng ho không giảm có thể uống thuốc ho theo đơn kê của bác sĩ.

"Các trường hợp F0 có ho nhiều, ho húng hắng vài tiếng thì không sao. Nhưng nếu ho làm bệnh nhân khó chịu, thức giấc giữa đêm hoặc khó thở thì bắt buộc bệnh nhân phải vào viện thăm khám, kiểm tra chức năng tim phổi", bác sĩ Hường cho hay. 

Theo PGS, TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 Hoàng Mai, Hà Nội, virus chỉ tấn công hệ hô hấp mũi, họng, không xuống phổi thì không thể gây xơ phổi hay đông đặc phổi.

Hiện nay, giai đoạn cấp tính Covid-19 được tính là 1 tháng. Vì vậy, các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ớn lạnh, ho trong 1 tháng đầu là hoàn toàn bình thường và sẽ bình phục dần theo thời gian. Nếu mới khỏi Covid-19 được 1 tuần đã lo hậu Covid-19 đi khám ngay thì không đúng.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới