Tại sao người nhiễm nCoV nhưng không có triệu chứng?

Các nhà nghiên cứu cho rằng những hạt nhỏ virus phân tán có thể khiến một số người dương tính nCoV mà không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào.

Khoảng 20% ca nhiễm nCoV không biểu hiện gì, khiến các chuyên gia lo ngại rằng họ sẽ là "nguồn lây thầm lặng" làm tăng nguy cơ bùng phát dịch trong tương lai. Một trường hợp cá biệt là bệnh nhân ở thành phố Trùng Khánh có kết quả dương tính trong suốt 45 ngày mà không biểu hiện triệu chứng.

Hiện giới khoa học vẫn chưa rõ vì sao một vài người lại không biểu hiện triệu chứng. Những hiểu biết mới đây cho thấy điều này cũng không thực sự đáng lo ngại.

Trong một báo cáo mới được công bố trên bioRxiv.org hôm 9/7, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Li Lanjuan, thuộc Phòng thí nghiệm Chẩn đoán và Điều trị bệnh truyền nhiễm quốc gia, đã phát hiện tế bào sau khi nhiễm virus có thể giải phóng ra một số lượng lớn các hạt không rõ chức năng.

Những hạt này mang gene không đầy đủ của nCoV và không được gói lại trong một lớp màng protein bảo vệ. Một số nhỏ hơn kích cỡ bình thường của virus và phần lớn có hình dáng bất thường.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được những phân mảnh này, và họ vẫn chưa rõ chúng là gì.

Tiến sĩ Li cho rằng chúng là các hạt virus không hoàn chỉnh (DIPs - defective interfering particles).

Người dân Paris thư giãn bên ngoài Bảo tàng Louvre, giữa tháng 3. Ảnh: NY Times
Người dân Paris thư giãn bên ngoài Bảo tàng Louvre, giữa tháng 3. Ảnh: NY Times

DIPs là các bản sao không đầy đủ của virus. nCoV lưu trữ thông tin di truyền bằng một đoạn mã ARN đơn, khá lỏng lẻo. Chính vì thế quá trình sao chép rất dễ mắc lỗi, chẳng hạn như mất đi một số đoạn gene mã hóa protein.

Những hạt này có thể là nguyên nhân ở cấp độ phân tử vì sao nhiều ca dương tính không có triệu chứng.

Một số nhà nghiên cứu lo ngại những người dương tính không biểu hiện dấu hiệu bệnh có thể là cơ sở gây ra các đợt bùng phát tiếp theo. Mối lo ngại này khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải thu hồi khuyến cáo hồi tháng 4, rằng những bệnh nhân không có triệu chứng có rất ít khả năng lây cho người khác.

Nghiên cứu mới của tiến sĩ Li có thể mang lại nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, đồng thời khẳng định thêm khuyến cáo ban đầu của WHO, rằng đôi khi người dương tính do mang trong mình DIPs của nCoV, chưa chắc có khả năng gây bệnh.

Mặt khác, nghiên cứu này cũng nhấn mạnh có một lượng nhỏ virus nguyên thể được phát hiện giữa các DIPs. Lượng virus này đủ gây ra một vài triệu chứng, song không đáng kể.

Các chuyên gia cho biết chủng nCoV gây bệnh tại châu Âu và Mỹ dễ lây lan hơn so với chủng ở Trung Quốc vì chúng có nhiều protein gai hơn.

Linh Phan (Theo SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Y học thường thức - 04/03/2024

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới