Trung Quốc dồn lực nghiên cứu vaccine nCoV
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần thúc giục các nhà khoa học nước này đẩy nhanh việc nghiên cứu và phát triển vaccine nCoV. Các nhà sản xuất thuốc Trung Quốc cũng được yêu cầu coi công việc của họ là một "nhiệm vụ chính trị quan trọng".
Tính đến tháng 10, bốn trong số 10 "ứng viên" vaccine Covid-19 của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn III - thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới. Đây là bước thử nghiệm cuối cùng và quan trọng nhất trước khi nộp đơn xin chấp thuận lên cơ quan quản lý.
Hai trong số đó là "ứng viên" do Biotech (CNBG) phát triển. CNBG vốn là công ty trực thuộc Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), một đơn vị của nhà nước. Một "ứng viên" khác là CoronaVac, được phát triển bởi hãng dược Sinovac Biotech. Vaccine cuối cùng trong nhóm bốn loại đang ở giai đoạn III do Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh liên kết với quân đội Trung Quốc và công ty vaccine CanSino Biologics hợp tác phát triển.
Các chuyên gia Trung Quốc hầu hết đều thể hiện sự lạc quan và tự tin rằng các "ứng viên" sẽ sớm cho kết quả tích cực. Hiện các đơn vị phát triển vẫn tiếp tục thu thập số liệu thử nghiệm lâm sàng diện rộng, chuẩn bị nộp đơn xin chấp thuận lưu hành từ các đơn vị liên quan.
Tháng trước, ông Yang Xiaoming, Chủ tịch CNBG cho biết tiến độ sản xuất vaccine của họ đang "nhanh hơn dự kiến". Công ty đã thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III ở các nước bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Peru, Maroc và Argentina, với tổng số 42.000 người tham gia. Phát biểu tại một hội nghị công nghiệp sinh học ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, ông Yang tự tin nói rằng công ty ông "chỉ còn cách thành công một dặm cuối cùng".
Ông Wu Guizhen, chuyên gia an toàn sinh học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Trung Quốc), nói với đài truyền hình CCTV vào tháng trước rằng vaccine Covid-19 của nước này có thể sẵn sàng sử dụng rộng rãi vào tháng 11.
Yanzhong Huang, chuyên gia y tế toàn cầu cho biết vaccine mới muốn thành công vẫn cần sự công nhận và ủng hộ từ quốc tế, đặc biệt là cộng đồng khoa học.
Mặt khác, các "ứng viên" được Trung Quốc chấp thuận sử dụng khẩn cấp vẫn đang trong thử nghiệm giai đoạn III, chưa thực sự hoàn thiện. Một số chuyên gia lo lắng rằng việc theo dõi nhanh quá trình phê duyệt thông thường có thể khiến các tình nguyên viên bị các tác dụng phụ không xác định. Họ cho rằng các nhà sản xuất thuốc Trung Quốc đang chấp nhận rủi ro trái với các tiêu chuẩn đạo đức và an toàn quốc tế.
"Bất chấp những tuyên bố chính thức rằng vaccine mới an toàn và hiệu quả, quyết định sử dụng nó để tiêm cho nhiều người trên quy mô lớn, nhất là trước khi dữ liệu có hệ thống từ các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III được thu thập đủ, có thể không phải là một quyết định khôn ngoan", ông Huang nhận định.
Mới đây, các chuyên gia quốc tế đã nhận định rằng Mỹ sẽ khó có vaccine kịp cuối năm nay. Châu Âu cũng đang trong tình cảnh tương tự, vì chưa có đủ dữ liệu kết luận tính an toàn và hiệu quả của vaccine nCoV từ các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối.
Thy An (Theo CNN)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo