Tử vong sau ba lần tái nhiễm nCoV
Bệnh nhân có tiền sử rối loạn tự miễn và biến chứng xuất huyết phế nang, khiến máu khó đông, có thể chảy vào phổi. Trong quá trình điều trị, anh được kê thuốc chống đông máu, steroid và thuốc ức chế hệ miễn dịch. Tiền sử bệnh nền là nguyên nhân khiến anh dễ nhiễm nCoV hơn người khỏe mạnh, theo báo cáo của Bệnh viện Brigham và Phụ nữ trên tạp chí Y khoa New England hôm 11/11.
Đầu tháng 6, người này tới Bệnh viện Brigham và Phụ nữ kiểm tra khi đang sốt. Bác sĩ kết luận anh dương tính với nCoV, kê 5 ngày thuốc kháng virus remdesivir, đồng thời tăng liều lượng steroid vì lo ngại bệnh lý nền diễn biến nguy hiểm.
Sau 5 ngày, anh được xuất viện, không cần trợ thở. Song, tình trạng ổn định không kéo dài lâu. Trong 62 ngày tiếp theo, anh nhập viện ba lần vì các cơn đau bụng, khó thở, mệt mỏi. Cả ba lần, lượng oxy trong máu đều thấp hơn mức bình thường. Tải lượng nCoV trong cơ thể anh giảm dần, dấu hiệu đáng mừng cho thấy anh có thể khỏi Covid-19.
Tuy nhiên, anh được chẩn đoán tái nhiễm nCoV sau hơn hai tháng mắc bệnh. Tới ngày thứ 105, "anh nhập viện với tải lượng virus cao, gây lo ngại về nguy cơ tái nhiễm nCoV lần hai", nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo. Anh được điều trị bằng remdesivir, kết quả xét nghiệm âm tính, tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.
Hơn một tháng sau nữa, bác sĩ phát hiện anh có thể đã tái nhiễm lần thứ ba. Lần này, bác sĩ điều trị theo phương pháp kháng thể regeneron. Tình trạng không mấy cải thiện, tải lượng virus trong cơ thể cao, anh biến chứng nấm phổi và được đặt máy thở.
Ngày thứ 154 sau khi mắc bệnh, bệnh nhân tử vong vì sốc và suy hô hấp.
Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham và Phụ nữ giải mã bộ gene nCoV thu được từ thi thể người này, phát hiện virus tiến hóa với tốc độ đáng báo động, "nhanh hơn phần lớn các trường hợp quan sát được".
Theo báo cáo, lượng protein gai trên bề mặt virus ngày một nhiều, tấn công tế bào khỏe mạnh trong cơ thể bệnh nhân mạnh hơn. Tế bào gai cũng là đối tượng mà phương pháp kháng thể Regeneron và vaccine của Pfizer nhắm vào.
"Dù phần lớn người suy giảm miễn dịch có thể khỏi Covid-19, nhưng ca nhiễm này nhấn mạnh khả năng bệnh kéo dài dai dẳng và sự tiến hóa nhanh chóng của nCoV trong cơ thể người có tiền sử suy giảm miễn dịch", báo cáo ghi rõ.
Tuy nhiên, chưa có kết luận rõ ràng về khả năng lây nhiễm, gây tử vong hoặc kháng điều trị của chủng virus mới trong thi thể bệnh nhân này.
Ca bệnh này cho thấy cơ thể người, đặc biệt người hệ miễn dịch suy yếu có thể là ổ chứa, nơi nCoV tự tiến hóa thành chủng khỏe mạnh hơn, lây nhiễm từ người này sang người khác, lẩn trốn các phương pháp điều trị và vaccine.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nên tối đa thời gian ở nhà, đặc biệt cảnh giác không để nCoV tấn công.
Cuối tháng 8, thế giới ghi nhận ca tái nhiễm đầu tiên sau hơn bốn tháng mắc bệnh là một bệnh nhân nam 33 tuổi. Hơn một tuần sau, Mỹ cũng báo cáo ca tái nhiễm nCoV, bệnh tình nghiêm trọng hơn lần đầu. Tháng 10, Hà Lan có ca tử vong đầu tiên sau lần nhiễm nCoV thứ hai. Nạn nhân là bà cụ 89 tuổi, hệ miễn dịch tổn hại nặng trong quá trình điều trị ung thư tủy xương.
Thế giới chứng kiến hơn 52,4 triệu người nhiễm, ít nhất 1,29 triệu ca tử vong vì Covid-19.
Lê Hằng (Theo Daily Mail)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo