Vaccine Covid-19 Anh và Trung Quốc tiến sát thành công
Thử nghiệm của Anh tiến hành trên hơn 1.000 người trưởng thành, cho thấy vaccine tạo "phản ứng miễn dịch và tế bào T mạnh", chống lại Covid-19. Trong khi đó, hầu hết 500 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu độc lập của Trung Quốc đều phát triển kháng thể trên diện rộng.
Kết quả cả hai công trình được Tạp chí Y khoa Lancet đăng tải ngày 20/7, là bước tiến lớn trên còn đường phát triển vaccine Covid-19 an toàn và hiệu quả. Theo các tác giả, một số người sau khi tiêm chủng đã gặp tác dụng phụ, vì vậy cần thận trọng và tiến hành tìm hiểu sâu hơn, đặc biệt là trên nhóm cao tuổi.
Vaccine do Oxford kết hợp với công ty dược phẩm Astrazeneca nghiên cứu, có tên gọi AZD1222, bào chế từ một loại virus gây cảm lạnh là ChAdOx1 đã được làm giảm độc lực trước khi đưa vào cơ thể. Vì vậy, nó khá an toàn đối với những người có hệ miễn dịch yếu.
Andrew Pollard, thành viên nhóm Oxford-Astrazeneca cho biết: "Hệ thống miễn dịch có hai cách tấn công mầm bệnh: phản ứng kháng thể và tế bào T. Vaccine này tạo ra cả hai, vì vậy có thể diệt trừ virus khi nó lưu hành trong và tấn công tế bào", ông nói.
Giáo sư Sarah Gilbert, Viện Jenner, một trong những tác giả của thử nghiệm, cho biết bà và các đồng nghiệp rất hài lòng với kết quả đạt được.
"Chúng tôi thực sự vui mừng rằng mọi thứ đang đi đúng hướng. Chúng tôi có khá nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng công nghệ này để sản xuất các loại vaccine, biết được những điều sẽ xảy ra", bà nói.
Thủ tướng Anh Boris Johnson gọi đây là "kết quả khả quan", song cũng nhấn mạnh: "Hiện chưa có gì là chắc chắn. Chúng ta chưa đến đích và sẽ cần thực hiện thêm nhiều thử nghiệm, nhưng đây là giai đoạn quan trọng và trong một nước đi đúng đắn", ông nói.
Sản phẩm của CanSino được phát triển theo công nghệ truyền thống, sử dụng nCoV bất hoạt. Đây là hình thức tiêm chủng cổ điển và phổ biến, từng dùng để chống lại bệnh cúm thông thường, viêm gan A, bại liệt và bệnh dại. Nó được đánh giá là phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn.
Thử nghiệm do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Giang Tô dẫn đầu. Hai nhóm tình nguyện viên được tiêm cả liều cao và thấp. Kết quả cho thấy hơn 90% sinh phản ứng miễn dịch kháng thể hoặc tế bào T sau 14-28 ngày.
Giáo sư Wei Chen, Viện Công nghệ Sinh học Bắc Kinh, người đứng đầu thử nghiệm, cho biết: "Có thể sẽ cần tiêm thêm một liều vaccine để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn ở người cao tuổi. Phân tích sâu đang được tiến hành để đánh giá điều này".
Giáo sư Fengcai Zhu, thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận định: "Thử nghiệm giai đoạn hai bổ sung thêm bằng chứng về sự an toàn và khả năng miễn dịch ở số lượng tình nguyện viên lớn hơn so với giai đoạn một".
Jonathan Ball, giáo sư về virus học phân tử, Đại học Nottingham, nhận định cả hai loại vaccine đều đáng khích lệ, song ông lưu ý các nhà khoa học còn cách vạch đích một chặng đường dài.
"Chưa rõ liệu mức độ miễn dịch đó có thể bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh hay không. Đây là những gì mà thử nghiệm giai đoạn 3, trên số tình nguyện viên lớn hơn, cần trả lời", ông nói.
Thục Linh (Theo AFP)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo